9 tháng bầu bí, 9 “cửa ải” mẹ phải vật lộn, bố ơi chăm bầu cẩn thận nhé!

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình mang thai, tâm lý và cơ thể của các mẹ bầu hoàn toàn thay đổi một cách chóng mặt. Trải qua từng tháng, mức độ thay đổi của cơ thể ngày một tăng. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng vì đó là những dấu hiệu hết sức bình thường.

 Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể so với bình thường, bởi vậy bài viết này sẽ mang đến một số kiến thức về những gì bạn nên chờ đợi và sẽ trải qua khi đang mang thai.

Điều quan trọng cần phải nhớ là mọi người phụ nữ đều có những phản ứng riêng khác nhau khi họ mang thai. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn, bạn có thể phải cẩn thận với bất cứ sự thay đổi nào. Một số sự thay đổi khi mang thai rất dễ nhận ra, như việc gia tăng kích cỡ cơ  thể, trong khi có một số thay đổi khác cần sự cảm nhận tinh tế hơn và thậm chí bạn còn không nhận ra được chúng.

Tháng 1 

Trong tháng thứ nhất, bào thai mới hình thành nên đôi khi mẹ thậm chí chưa thể cảm nhận được sự tồn tại của con. Mẹ có khả năng gặp một số dấu hiệu mang thai sớm tương tự như triệu chứng cả, lạnh nhưng mẹ nhớ đừng uống thuốc. 

Tháng 2

Sang tháng thứ 2, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên các hiện tượng thai nghén như thèm ăn hoặc chán ăn, buồn nôn,... bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, thân nhiệt mẹ bầu sẽ tăng cao, ngực căng tức, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ và dịch âm đạo tiết ra nhiều.

Tháng 3

Tháng thứ 3, ốm nghén vẫn tiếp tục "hành hạ" mẹ bầu cộng thêm táo bón, hay buồn tiểu và đau lưng. Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển thai nhi nên mẹ phải lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và duy trì tâm trạng tốt.

lam-gi-khi-ba-bau-chan-an-1

Tháng 4

Bước sang tháng thứ 4, bụng mẹ bắt đầu nhô lên, ốm nghén giảm đi nên cơ thể và tâm lý mẹ bầu sẽ thoải mái, dễ chịu hơn trước. Một số người có thể cảm thấy hơi đau bụng nhưng nếu không kèm theo các hiện tượng đáng báo động như ra máu, co thắt tử cung,... thì mẹ không cần quá lo lắng. 

Tháng 5 

Ngực mẹ lúc này sẽ căng nở và có thể hơi tức. Một số mẹ sẽ thấy sữa non rỉ ra, rất ẩm. Chuyện vẫn chưa hết đâu nha! Bắt đầu những trận đau lưng là từ tháng thứ 5 này đây. Rồi đêm đêm mẹ sẽ phải trở mình gọi chồng vì đau không ngủ được. Đã vậy, bàng quang cứ liên tục thúc đi tiểu nên sẽ làm mẹ phát cáu đấy!

Tháng 6 

Em bé trong bụng mẹ phát triển nhanh và tăng trọng lượng khiến mẹ bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn. Đi lại đã thấy chậm chạp hơn trước nhưng phiền nhất là lúc nào trong người cũng có cảm giác nóng nực dù ngoài kia người người đều đang mát phây phây. Một ngày mẹ có thể phải thay đến 3-4 bộ đồ vì mồ hôi đổ liên tục. Một khi mất nước nhiều, mẹ phải uống bù nước và mồ lại lại tiếp tục đổ ra. Vòng tròn luẩn quẩn này sẽ khiến mẹ phát điên lên được, nhất là khi hè sắp đến.

131110386291610000_mang-thai-thang-cuoi

Tháng 7

Đầu ti mẹ bắt đầu bị rát vì sữa non rỉ nhiều hơn, cộng thêm việc đổ mồ hôi liên tục. Sau mỗi bữa ăn, mẹ cũng bị khó tiêu hơn và luôn cảm thấy nặng nề vì vừa phải mang cái bụng ì ạch vừa có cảm giác đầy hơi rất khó chịu. Vào những giờ nghỉ ngơi, khi đi ngủ mẹ sẽ bắt đầu bị những cơn chuột rút hành hạ. Chuyện giật mình giữa đêm để nhờ chồng kéo chân sẽ trở nên quen thuộc từ giờ phút này.

Tháng 8

Cảm giác tức bụng giống hệt khi mẹ ăn quá no dù chỉ vừa mới nhấp nháp một chiếc bánh quy. Lý do là vì em bé trong bụng mẹ đang lớn rất nhanh và sắp cán đích nên áp lực đè lên các cơ quan lân cận như bụng, phổi, bàng quang… luôn khiến cuộc sống của mẹ không có chút gì dễ chịu cả.

Tháng 9

Có thể vài cơn co dạ giả xuất hiện sớm hơn trong tháng này. Thêm vào đó cảm giác ngứa ngáy trên vùng da bụng, đùi và tay chân khi tất cả đều sưng phù sẽ càng khiến mẹ muốn “chum vỡ” càng sớm càng tốt. Nhưng mẹ đừng sốt ruột quá nhé, con tự khắc sẽ đòi ra đúng ngày giờ thôi mà!

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn