Những dấu hiệu bạn đang tự tay phá hủy mối quan hệ của mình

( PHUNUTODAY ) - Nếu muốn có một mối quan hệ lâu dài, hạnh phúc thì hãy học cách tin tưởng vào đối phương. Sự nghi ngờ không có lí do chính đáng sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi và làm cho tình yêu của bạn rơi vào ngõ cụt vào một ngày nào đó.

Khi có bất kì vấn đề nào xảy ra trong mối quan hệ, chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho đối phương mà ít khi nào thừa nhận lỗi lầm của mình. Tuy nhiên tình yêu cần sự xây đắp của cả hai, nếu bạn cứ một mực giành phần thắng về mình cũng chẳng có ích gì cho mối quan hệ cả.Nếu trong tình yêu của bạn dần dần xuất hiện 7 dấu hiệu này, điều đó có nghĩa tình yêu này đã sai ở đâu đó. Và người khiến tình yêu đi sai hướng rất có thể là bạn đấy.

1. Bạn nghiện các thiết bị điện tử

Nếu bạn dành phần lớn thời gian chỉ để xem tivi, lướt điện thoại, chơi game... - đó có thể là dấu hiệu bạn đang nghiện các thiết bị điện tử và điều này hoàn toàn có hại cho mối quan hệ. Điều này đã được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Arizona đã nghiên cứu thành công và cho biết.Hãy thử chuyển sang một vài thói quen khác như cùng người ấy đi dạo, nấu ăn hay lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới, có thể sẽ thay đổi được tình hình của mối quan hệ một cách tích cực hơn.

images

2. Bạn không đặt đối phương thành sự ưu tiên của mình

Đừng suốt ngày chỉ biết đến công việc mà lãng quên đối phương vẫn đang tồn tại trong cuộc sống của bạn.Có một phương pháp gọi là 2/2/2 giúp bạn cải thiện điều này ngay cả trong tình trạng eo hẹp về thời gian: hẹn hò với người ấy 2 tuần 1 lần, đi đâu đó hít thở không khí trong lành mỗi 2 tháng 1 lần, và có một kì nghỉ đáng nhớ cùng người ấy mỗi 2 năm 1 lần.

3. Bạn không thừa nhận sự giúp đỡ của đối phương

Hai từ "Cám ơn" dường như quá xa xỉ và người ta thường mặc định những gì người khác làm cho mình là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, nếu người ấy vì bạn làm rất nhiều điều thì đừng coi đó là bổn phận và trách nhiệm của họ. Họ làm vì yêu bạn và họ cũng mong sẽ nhận được sự đánh giá cao từ bạn. Chính vì thế, hãy thường xuyên cảm ơn đối phương từ những điều đơn giản nhất mà họ đã làm.

10-dieu-nen-tranh-trong-tinh-yeu_1

4. Không có sự chân thành

Những người yêu nhau thật lòng sẽ luôn biết cách để chia sẻ mọi tâm tư của mình với nhau một cách công khai và chân thành. Việc chia sẻ những gì đã xảy ra trong ngày và biết lắng nghe nửa kia là điều cực kì quan trọng trong tình yêu. Hãy thử suy nghĩ những câu hỏi khác một chút thay vì những câu thông thường như "Ngày hôm nay của em thế nào?" thành "Hôm nay điều gì làm em vui nhất?".Nếu có điều gì ở đối phương đang khiến bạn khó chịu, hãy nói rõ với người ấy mà không cần cảm thấy ngần ngại. Đó mới đúng là tình yêu đích thực.

5. Hay giận những chuyện không đáng

Đừng cố gắng bắt đối phương làm theo những gì bạn thích và ngược lại, bởi không phải ban đầu bạn yêu họ vì những tính cách thật của họ hay sao? Nếu anh ấy có tật hay vứt những đôi vớ, khăn tắm dơ khắp nhà thì bạn chỉ cần nói với anh ấy rằng bạn sẽ chỉ giặt nếu chúng được bỏ ở nơi đúng quy định. Vài lần không có vớ mang và khăn để tắm, anh ấy sẽ tự khắc nhớ thôi.

6. Bạn không thể thỏa hiệp với người ấy

Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xảy ra, cố gắng thảo luận cho mọi thứ êm đẹp trước khi nó lên đến cực điểm. Khi tranh luận, hãy nắm lấy tay của đối phương vì hành động này có thể giúp hai bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn. Hãy nhớ nguyên tắc quan trọng nhất: Nói. Và chỉ nói mà thôi.Nếu bắt đầu trở nên gay gắt, hãy rời khỏi phòng và chỉ quay lại khi bạn đã thực sự bình tĩnh, cuộc nói chuyện lúc này sẽ trở nên hiệu quả hơn.

neu-khong-muon-huy-hoai-moi-quan-he-ban-dung-dai-mac-phai-nhung-ed4

 7. Bạn không tin tưởng người ấy

Nếu bạn muốn có một mối quan hệ lâu dài, hạnh phúc vậy thì hãy học cách tin tưởng vào đối phương. Đừng bắt họ phải báo cáo về lịch trình khi họ không đi cùng bạn, cũng đừng xem lén điện thoại hay đọc trộm email. Sự nghi ngờ không có lí do chính đáng sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi và làm cho tình yêu của bạn rơi vào ngõ cụt vào một ngày nào đó.

Những lý do giúp một mối quan hệ luôn bền vững

Chỉ một mình tình yêu không bao giờ là đủ để duy trì một mối quan hệ.

Một lý do sai lầm khác khi tiến tới một mối quan hệ là dùng nó để “sửa chữa” bản thân. Mong muốn dùng tình yêu của một ai đó để chữa lành những vấn đề cảm xúc của chính bạn chắc chắn sẽ dẫn đến sự phụ thuộc, một động lực không lành mạnh và gây tổn hại cho cả hai bên khi họ ngầm đồng ý sử dụng tình yêu của nhau như một cách để xao lãng khỏi cảm giác căm ghét chính bản thân mình.

Cần biết rằng bản thân tình yêu mang tính trung lập. Nó có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh, hữu ích hoặc có hại, tùy vào lý do và cách bạn yêu và được yêu. Chỉ một mình tình yêu không bao giờ là đủ để duy trì một mối quan hệ.

Vào thời cổ đại, con người thực sự coi tình yêu là một căn bệnh. Cha mẹ cảnh báo con cái về tình yêu, và người lớn nhanh chóng sắp đặt hôn nhân trước cả khi con cái họ đủ lớn để làm chuyện gì đó ngu ngốc nhân danh tình yêu.

sai-lam-pha-huy-hanh-phuc-gia-dinh-6

Lý do là vì, dẫu làm cho tất cả chúng ta lâng lâng cảm xúc, tình yêu cũng đồng thời khiến chúng ta trở nên cực kỳ vô lý.

Tình yêu lãng mạn là một cái bẫy được thiết kế nhằm khiến hai người không nhìn thấy những khuyết điểm của nhau đủ lâu để hoạt động duy trì nòi giống được diễn ra thuận lợi.

Đó là cách mà tự nhiên lừa chúng ta làm những điều điên rồ và phi lý để cùng một người khác duy trì nòi giống - nếu chúng ta dừng lại để suy nghĩ về những tác động của việc có con hay gắn bó cả đời với một người, sẽ chẳng ai muốn tiến thêm một bước.

Tình yêu lãng mạn là một cái bẫy được thiết kế nhằm khiến hai người không nhìn thấy những khuyết điểm của nhau đủ lâu để hoạt động duy trì nòi giống được diễn ra thuận lợi. Nhìn chung nó thường chỉ kéo dài trong một vài năm.

Tình yêu đích thực - thứ tình yêu sâu sắc và bền chặt thay vì những cơn nổi hứng bất chợt hay sự tưởng tượng là một lựa chọn.

Cảm giác hưng phấn đến choáng váng khi bạn nhìn sâu vào đôi mắt người yêu và nghĩ rằng đó là những vì sao trên thiên đường rồi sẽ biến mất. Vì vậy, bạn cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị tinh thần để ở bên một người mà bạn thực sự tôn trọng và muốn được ở cùng, nếu không mọi việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Tình yêu đích thực - thứ tình yêu sâu sắc và bền chặt thay vì những cơn nổi hứng bất chợt hay sự tưởng tượng là một lựa chọn. Đó là một sự cam kết thường trực với một người bất kể hoàn cảnh hiện tại, một người mà bạn hiểu là sẽ không thể lúc nào cũng làm bạn vui vẻ (mà người đó cũng không nhất thiết phải làm thế!), nhưng một lúc nào đó sẽ cần dựa vào bạn, giống như bạn sẽ cần dựa vào người đó vậy.

Kiểu tình yêu đó khó hơn nhiều, vì nó không màu mè, và đòi hỏi rất nhiều sự hy sinh - bạn sẽ phải lau dọn những thứ mà bình thường bạn không bao giờ muốn đụng vào, hay đối diện với những nỗi bất an và sợ hãi cũng như những suy nghĩ của đối phương. Nhưng đổi lại, tình yêu đích thực giàu ý nghĩa hơn, và nó mang lại cho bạn hạnh phúc đích thực, thay vì những cơn hưng phấn ngắn ngủi.

Những người từng ly dị hoặc chỉ có hôn nhân kéo dài 10-15 năm hầu như luôn nói rằng sự giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề. Nhưng với những người có hôn nhân kéo dài 20, 30, thậm chí 40 năm, sự tôn trọng mới là yếu tố quan trọng nhất.

Có lẽ, bằng những trải nghiệm dài lâu của mình, họ đã hiểu ra rằng một cuộc nói chuyện, bất kể có cởi mở, rõ ràng và kỷ luật thế nào, rồi một lúc nào đó cũng sẽ không đi đến đâu. Đến cuối cùng, sự xung đột vẫn là điều không thể tránh khỏi, và cảm xúc của ai cũng sẽ bị tổn thương.

Và điều duy nhất có thể cứu bạn và đối tác của bạn, để cả hai dễ dàng chấp nhận sự thật rằng ai cũng có thể mắc lỗi chính là sự tôn trọng thường trực dành cho nhau, và tin rằng người yêu đang làm hết sức mình với những gì họ có.

Bạn cũng phải tôn trọng chính mình, và người yêu của bạn cũng phải tôn trọng bản thân anh ấy/cô ấy. Vì nếu không biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với sự tôn trọng mà người yêu dành cho bạn. Bạn sẽ không sẵn lòng chấp nhận nó và bạn sẽ tìm cách phá hoại nó. Bạn sẽ liên tục cảm thấy cần phải bù đắp và chứng tỏ mình xứng đáng với tình yêu, một điều sẽ chỉ gây tác dụng ngược.

Có lẽ, bằng những trải nghiệm dài lâu của mình, họ đã hiểu ra rằng một cuộc nói chuyện, bất kể có cởi mở, rõ ràng và kỷ luật thế nào, rồi một lúc nào đó cũng sẽ không đi đến đâu.

Vậy, làm thế nào để đạt tới sự tôn trọng?

ĐỪNG BAO GIỜ nói xấu hay phàn nàn về người yêu với bạn bè. Nói xấu người yêu chỉ làm xói mòn sự tôn trọng bạn dành cho họ và khiến bạn thấy tồi tệ hơn khi ở bên họ mà thôi.

Hãy tôn trọng sở thích, mối quan tâm và quan điểm khác biệt của họ. Hãy nhớ rằng họ có tiếng nói bình đẳng trong mối quan hệ này, và hai bạn là một đội, và nếu một trong hai người không vui vẻ, thì cả hai sẽ không thể thành công.

Không giấu giếm bí mật. Sự tôn trọng đi đôi với sự tin tưởng. Và niềm tin là nguồn sống của bất kỳ mối quan hệ nào (bất kể có lãng mạn hay không). Không có niềm tin, bạn không thể có cảm giác thân mật hay thoải mái. Không có niềm tin, đối tác của bạn sẽ trở thành một gánh nặng trong đầu bạn, một điều bạn phải trốn tránh thay vì một nhân tố bảo vệ cho trái tim và tâm trí của bạn.

Nếu có điều gì làm bạn phiền muộn, bạn phải sẵn sàng nói ra điều đó. Bằng cách đó, bạn sẽ xây dựng được niềm tin, và kéo theo đó là sự thân mật. Bạn có thể sẽ bị tổn thương, nhưng bạn vẫn phải làm điều đó. Đôi lúc, những nỗi đau và sự tổn thương là cách duy nhất để một mối quan hệ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhưng niềm tin không chỉ đơn giản là bạn để người yêu tự thân vận động, hay không cảm thấy bất an khi thấy họ nói chuyện với người khác.

Sự thực là trong một mối quan hệ lâu dài, bạn sẽ gặp phải những tình huống sống chết thực sự. Nếu ngày mai bạn nhận được tin mình bị ung thư, bạn có tin là người mình yêu sẽ ở bên và chăm sóc cho mình không? Bạn có tin tưởng rằng chồng bạn sẽ tự mình chăm sóc được cho lũ trẻ trong một tuần không? Bạn có đủ niềm tin rằng họ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn dưới áp lực hay không? Bạn có tin tưởng rằng họ sẽ không nổi giận hay đổ lỗi khi bạn phạm sai lầm không?

Nếu có điều gì làm bạn phiền muộn, bạn phải sẵn sàng nói ra điều đó.

Khi cuộc sống của đôi bên ngày càng đan xen vào nhau, bạn sẽ cần nhiều hơn sự tin tưởng rằng đối phương sẽ hành động vì lợi ích của bạn khi bạn không có mặt.

Chìa khóa để bồi dưỡng và duy trì niềm tin trong một mối quan hệ là cả hai bên phải thật minh bạch và cho thấy rằng mình cũng có thể bị tổn thương.

Nếu có điều gì làm phiền bạn, hãy nói về điều đó. Điều này rất quan trọng vì nó không chỉ để giải quyết các vấn đề khi chúng phát sinh mà còn chứng minh với đối phương bạn rằng bạn không có gì để che giấu.

Hãy nhớ rằng, sự tin tưởng cũng giống như một chiếc đĩa sứ mà một lần bị vỡ cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để gắn lại. Và nếu chiếc đĩa bị vỡ quá nhiều lần, bạn sẽ không thể hàn gắn lại nó, bất kể bạn có làm gì đi chăng nữa.

“Sự hy sinh” là một điều hay được nhắc đến trong một mối quan hệ. Bạn nghĩ rằng mình phải duy trì mối quan hệ hạnh phúc bằng cách thường xuyên hy sinh bản thân vì đối phương cũng như những mong muốn và nhu cầu của họ.

Điều này không hẳn là sai. Tại một thời điểm nào đó, mọi mối quan hệ đều sẽ đòi hỏi mỗi người phải chấp nhận từ bỏ một điều gì đó.

Nhưng vấn đề sẽ xảy ra khi toàn bộ hạnh phúc của một mối quan hệ phụ thuộc vào người còn lại và cả hai người đều trong trạng thái hy sinh. Cần hai cá nhân lành mạnh và hạnh phúc để tạo ra một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc. Từ khóa ở đây là: cá nhân. Có nghĩa là hai người có bản sắc riêng, sở thích và quan điểm riêng của họ và những việc họ tự làm, vào thời gian riêng của họ.

Đây là lý do vì sao việc cố gắng kiểm soát đối phương (hoặc trao quyền kiểm soát bản thân cho đối phương) để khiến họ “hạnh phúc” thường xuyên phản tác dụng - điều đó chỉ hủy hoại bản sắc của mỗi người, thứ bản sắc từng thu hút và đưa chúng ta đến bên nhau.

Một số người sợ phải cho đối tác của họ sự tự do và độc lập. Điều này xuất phát từ sự thiếu tin tưởng và/bất an toàn rằng nếu chúng ta dành cho đối phương quá nhiều không gian, họ sẽ phát hiện ra rằng họ không muốn ở bên chúng ta nữa.

Nói chung, chúng ta càng khó chịu với việc chúng ta xứng đáng có mối quan hệ này và được yêu thương bao nhiêu, chúng ta sẽ càng cố gắng kiểm soát mối quan hệ và hành vi của đối phương bấy nhiêu.

Nhưng, quan trọng hơn, việc không thể để đối phương là chính họ, là một sự thiếu tôn trọng. Rốt cuộc, nếu bạn không đủ tin tưởng để chồng bạn đi chơi golf với bạn bè hoặc không muốn cho vợ bạn đi uống bia sau giờ làm, điều đó nói gì về sự tôn trọng của bạn với khả năng tự lo cho mình của họ? Và cả sự tôn trọng của bạn với chính bản thân bạn nữa? Nếu bạn tin rằng vài chầu bia sau giờ làm là đủ để cướp bạn gái khỏi tay bạn, thì rõ ràng bạn không nghĩ đủ tốt về bản thân.

Một số người sợ phải cho đối tác của họ sự tự do và độc lập.

Một chủ đề thường được nhắc tới, đặc biệt là với những cặp đôi đã kết hôn trên 20 năm là sự thay đổi của mỗi người theo năm tháng, và sự sẵn sàng chấp nhận con người mới của đối phương khi những thay đổi đó xảy ra.

Vì thế, các cặp đôi cần phải trò chuyện với nhau và chắc chắn rằng các bạn luôn nhận thức được về những thay đổi đang diễn ra với đối phương và chấp nhận hoặc tôn trong sự thay đổi đó.

Hãy nhớ rằng, nếu các bạn sẽ ở bên nhau hàng chục năm, thì các bạn sẽ gặp phải những vấn đề thực sự nghiêm túc, như thay đổi tôn giáo, chuyển nhà, người thân qua đời, và thậm chí trong một số trường hợp là thay đổi xu hướng tình dục hoặc xác định giới tính. Những cặp đôi sống sót qua những thử thách này đều dành cho nhau sự tôn trọng, đủ để thích nghi và cho phép mỗi người tiếp tục phát triển.

Hãy nhớ rằng, nếu các bạn sẽ ở bên nhau hàng chục năm, thì các bạn sẽ gặp phải những vấn đề thực sự nghiêm túc.

Nhưng điều này tất nhiên không dễ dàng. Trong thực tế, đôi khi, nó sẽ khiến bạn cảm thấy bị hủy hoại hoàn toàn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn