Không cần uống sâm như cầu thủ Việt Nam, đội tuyển Nhật ăn gì để sức mạnh như vũ bão?

( PHUNUTODAY ) - Chỉ còn một vài giờ nữa, trận tứ kết ASIAN Cup giữa Việt Nam- Nhật Bản sẽ chính thức diễn ra. Nhật chính là đối thủ "đáng gờm" của đội tuyển Việt Nam được mệnh danh là những "Samurai xanh" và có thể chơi theo nhiều lối bóng, vậy bí quyết của họ là gì để có thể duy trì được sức mạnh đó?

Sau Jordan, đối thủ tiếp theo của Việt Nam tại tứ kết ASIAN Cup chính là Nhật Bản. Đây cũng là một đối thủ đáng gờm với đội tuyển Việt Nam khi đội tuyển quốc gia này được xếp thứ 50 trên bảng xếp hạng FIFA (hơn ĐT Việt Nam 50 bậc). Đội bóng “Samurai xanh” được đánh giá cũng rất mạnh và có thể chơi theo nhiều lối bóng mà họ muốn.

Empty

Để có thể tạo nên một đội bóng mạnh, lọt được vào vòng tứ kết, Nhật Bản đã rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng của các cầu thủ. Yoshida Maya, một cầu thủ của “Samurai xanh” từng chia sẻ: “Tôi đã bắt đầu học bóng đá chuyên nghiệp tử khi còn rất nhỏ và đã được hướng dẫn chế độ ăn uống từ các chuyên gia. Tôi được dạy về tầm quan trọng của bữa ăn, là một cầu thủ bạn nên và không nên ăn gì rất quan trọng. Nhờ đó, tôi đã xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp để cải thiện thể lực và sức khỏe.”

Theo chuyên gia dinh dưỡng của Nhật, tầm quan trọng của bữa ăn đối với các cầu thủ bóng đá thể hiện ở 3 yếu tố: xây dựng thể lực; quản lý thể chất và phòng ngừa chấn thương, bệnh tật. Xây dựng một thói quen ăn uống tốt sẽ giúp các cầu thủ duy trì được thể lực, không bị đói lại bảo vệ sức khỏe khi phải di chuyển liên tục và cường độ tập luyện cao.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cầu thủ bóng đá

Empty

Nguồn carbs lành mạnh:

- Ngũ cốc nguyên hạt: Bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên cám, gạo lứt và ngũ cốc ít đường

- Trái cây tươi: Lê, táo, chuối, dưa hấu, dứa, dưa đỏ

- Rau củ không tinh bột: Bông cải xanh, rau bina, ớt, bí xanh, rau diếp xanh, hành tây, súp lơ, nấm, cà chua, cà rốt

- Rau củ có tinh bột: Khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, ngô, bí đỏ

- Các loại đậu như đậu đen, đậu trắng, đậu lăng

- Sữa: Sữa chua Hy Lạp, sữa ít béo và sữa chocolate

Protein

Protein là chất dinh dưỡng thiết yếu khác trong chế độ ăn của các cầu thủ bóng đá. Nó giúp xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Khoảng 10-15% lượng calo hấp thụ của một vận động viên nên đến từ protein.

Khuyến khích các cầu thủ tiêu thụ nguồn protein gầy như thịt gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo và các loại hạt. Kết hợp protein và carbs trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ có thể giúp họ có được sự cân bằng chất dinh dưỡng cần thiết.

Phục hồi sau mỗi trận đấu

Empty

Quy tắc quan trọng để hồi phục thể lực sau khi thi đấu là bù nước. Ngay cả khi thời tiết lạnh, các cầu thủ vẫn ra mồ hôi đáng kể khi chơi bóng. Cùng với chất lỏng, họ sẽ mất các khoáng chất thiết yếu thoát ra theo mồ hôi như kali và natri. Nước trái cây, đồ uống thể thao có thể giúp bổ sung chất lỏng và chất điện giải mà các cầu thủ bị mất.

Tiêu thụ một bữa ăn giàu protein để duy trì, sửa chữa khối lượng cơ bắp và thỏa mãn cơn đói sau một trận đấu dài.

Những chú ý trong ăn uống trước và sau trận đấu

Chuẩn bị môi trường ăn uống quen thuộc

Nếu các cầu thủ ăn những món ăn lạ, không quen sẽ có thể khiến họ mất đi năng lượng. Thay vì ăn một bữa ăn đặc biệt trước trận đấu, họ thường được ăn những món quen thuộc vì nó rất quan trọng để quản lý tình trạng thể chất.

Chọn thực phẩm và món ăn có độ an toàn cao

Để có thể thi đấu với điều kiện tốt nhất, các cầu thủ của Nhật Bản thường tránh ăn các loại thịt sống như sashimi và trứng sống, thịt chiên,… để không gây đau bụng, ngộ độc. Chú ý tới nước uống của các cầu thủ khi ra nước ngoài thi đấu, dùng nước đóng chai thay vì nước máy. Đặc biệt tránh ăn thực phẩm thừa đun nấu lại hoặc bảo quản kém.

Dùng rau và trái cây vừa phải

Các cầu thủ luôn được dặn ăn vừa phải rau và trái cây để cung cấp đủ nước, chất xơ trong chế độ ăn, giải quyết vấn đề táo bón trước khi thi đấu. Ngoài ra, họ còn được khuyến khích ăn trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C để ngăn ngừa cảm lạnh và căng thẳng.

Ăn thực phẩm giàu carbohydrate

Để lưu trữ năng lượng trong cơ thể, nhằm phát huy sức mạnh trong các vòng thi đấu, các cầu thủ Nhật Bản cũng được yêu cầu dùng thực phẩm với nhiều carbohydrate như mì ống và bánh mì.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn