Những người tuyệt đối không nên ăn gừng

( PHUNUTODAY ) - Gừng vừa là gia vị, vừa có thể được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng được dùng gừng mỗi ngày. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ của gừng mà có thể bạn không hề hay biết.

Những người không nên ăn gừng

Gừng là một thành phần phổ biến trong ẩm thực châu Á và Ấn Độ. Gốc rễ hoặc thân ngầm (thân rễ) của cây gừng có thể được tiêu thụ tươi, bột, sấy khô như một gia vị ở dạng dầu hoặc nước trái cây. Gừng là một phần của gia đình Zingiberaceae, cùng với bạch đậu khấu và nghệ, thường được sản xuất tại Ấn Độ, Jamaica, Fiji, Indonesia và Australia. Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng việc tăng tiêu thụ các thức ăn thực vật như gừng làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và tử vong trong khi phát triển, tăng năng lượng và trọng lượng tổng thể.

gung_tuoi

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chống chỉ định đối với việc sử dụng gừng. Vì vậy khi dùng gừng hoặc rễ gừng để chữa bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ những đặc tính lợi- hại. Điều này căn cứ vào tác động của nó đối với cơ thể của mỗi người. Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng. Những trường hợp không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:

Người đang bị bệnh về dạ dày không nên ăn gừng

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. 

Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh.  

Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng. 

Người đang bị bệnh về gan không nên ăn gừng

Đối với những người bị bệnh gan tuyệt đối không được ăn gừng. Bởi vì gừng tươi sau khi bị  sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Bên cạnh đó, gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến, nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến 

Người bị cao huyết áp không nên ăn gừng

Người bị cao huyết áp nếu dùng gừng có nguy cơ tử vong rất lớn. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh huyết áp cần phải chú ý khi sử dụng gừng. Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.

Người đang mang thai

Bà bầu không nên ăn gừng

Nhiều người dùng gừng để điều trị tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, ăn quá nhiều gừng lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi mang thai.

Người đang uống thuốc 

Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.

Những người bị trúng nắng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.   

Người bệnh trĩ, xuất huyết

Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn