Em bé Mường Lát liệt 2 chân không manh áo giữa trời đông từng khiến MXH dậy sóng giờ ra sao?

( PHUNUTODAY ) - Hiện tại bé Pàng phát triển trí não tốt hơn trước rất nhiều, có thể đi được quãng đường xa nhờ sự hỗ trợ của khung tập.

Cuối năm 2017, sau khi xem đoạn video về em bé vùng cao bị liệt chân ngồi co ro không áo quần giữa giá lạnh tại Mường Lát (Thanh Hóa), vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc Phương sống tại TP.HCM đã vượt cả nghìn cây số từ Sài Gòn đến Thanh Hóa để mang bé về chữa trị.

Em bé tên Vàng Thị Pàng, 6 tuổi. Bé chỉ nặng 10 kg và cao 80 cm. Hai chân của Pàng bị liệt. Em không biết nói tiếng Kinh, có hoàn cảnh đáng thương. Mẹ bị tâm thần lúc tỉnh lúc mê, ông bà nội đã lớn tuổi. Bé Pàng có 4 anh em, ai cũng thiếu vắng sự chăm sóc.

Hình ảnh cô bé bị liệt hai chân, trần truồng ngồi giữa mùa đông giá rét ở Mường Lát khiến nhiều người không khỏi rơi nước mắt

Hình ảnh cô bé bị liệt hai chân, trần truồng ngồi giữa mùa đông giá rét ở Mường Lát khiến nhiều người không khỏi rơi nước mắt

Khi gia đình mang bé về và đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), bác sĩ cho biết bé bị trĩ, hai thận ứ nước, viêm đường tiểu nặng, viêm đường máu nhẹ. Tính mạng của Pàng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sau 9 tháng, Pàng đã trở thành một bé gái hoàn toàn khác với khuôn mặt bụ bẫm, nước da trắng hồng, đôi mắt trong veo và miệng lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Sáng 7/9, chị Phương hạnh phúc chia sẻ trên trang cá nhân: “Cô ấy đã được đến trường – nơi khá tốt để tiếp tục trị liệu đôi chân và học chữ.

Empty
Cô bé năm nào giờ đã lớn, vui vẻ trong gia đình mới

Cô bé năm nào giờ đã lớn, vui vẻ trong gia đình mới

Mẹ không thể sắp xếp đưa đón con mỗi ngày nên quyết định cho học nội trú. Con sẽ được về nhà với bố mẹ và anh chị vào cuối tuần. Có lẽ, chúng ta hơi buồn trong thời gian đầu xa nhau nhưng… tốt cho con hơn. Cố lên Pàng nhé!”.

Chị Phương cho biết, bé Pàng được gửi vào Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật (Quận 3). Hằng ngày, các cô sẽ giúp bé tập vật lý trị liệu để đôi chân sớm đi lại bình thường như những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, Pàng còn được học chữ và những kỹ năng sống.

“Bé Pàng được miễn toàn bộ học phí tại trung tâm. Tại đây, con được các cô tận tình chăm sóc từ việc ăn uống cho đến dạy dỗ kỹ năng sống,… Tôi cảm thấy rất an tâm khi gửi gắm bé điều trị và học tại trung tâm chuyên giúp đỡ trẻ tàn tật, mồ côi và bại não này”, chị Phương tâm sự.

Hàng ngày, Pàng tập vật lý trị liệu tại Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật (Quận 3)

Hàng ngày, Pàng tập vật lý trị liệu tại Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật (Quận 3)

Hiện tại Pàng phát triển trí não tốt hơn trước, rất thông minh và lì lợm. Đặc biệt, đôi chân bé đã có thể đi được quãng đường xa nhờ sự hỗ trợ của khung tập đi. Chị Phương kể Pàng tập đi nhiều “sinh” chán nản, mệt mỏi nên dùng “chiêu trò” để mẹ cho ngừng lại. Dù vậy, chị nhất quyết yêu cầu con phải cố gắng.

“Ai nhìn một đứa trẻ 7 tuổi chảy đẫm mồ hôi bị bắt vô nề nếp, khuôn khổ,… cũng đau lòng. Tôi hiểu rằng mọi thứ đang rất khó khăn cho con bé, thậm chí đôi lúc nó sẽ cảm thấy cô đơn. Nhưng không còn cách nào hết bởi đó là cách duy nhất giúp con thay đổi số phận. Mong sau này lớn lên, Pàng sẽ hiểu và thông cảm cho tôi”, chị Phương trải lòng.

Cô bé đã có thể đi vững nhờ xe tập

Cô bé đã có thể đi vững nhờ xe tập

Trước đó, chị Phương và anh Tín - cặp vợ chồng đưa bé Pàng từ Mường Lát về Sài Gòn chữa bệnh - cho biết gia đình đã họp, đưa ra quyết định nhận nuôi bé đến năm 18 tuổi. Chị Phương chia sẻ quyết định này trái với dự tính ban đầu của gia đình. Bởi chỉ trong thời gian ngắn từ khi đón Pàng về, ông nội và mẹ của bé - chị Dợ (40 tuổi) lần lượt qua đời.

Căn nhà ở Mường Lát chỉ còn lại người bà 80 tuổi, cùng 3 đứa trẻ là chị em ruột của Pàng. Hiện nay, một mình bà cụ phải gồng gánh lo cho các cháu. Hàng ngày, bà vẫn đi làm rẫy thuê để kiếm tiền mua gạo.

Nhận thấy không còn tương lai cho Pàng nếu trở về quê, chị Phương quyết định làm thủ tục nhận bé làm con nuôi.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn