8 kiểu KIÊNG CỮ SAU SINH cực vô lý, khiến mẹ càng kiêng, sức khỏe càng bào mòn

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều quan niệm khác nhau về việc kiêng cữ sau sinh, nhưng không phải quan niệm nào cũng đúng. Những kiêng cữ sai lầm không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn có thể làm cả mẹ và bé mệt mỏi, hãy tự trang bị kiến thức cho mình để tránh những kiêng cữ sai lầm nhé

Sau khi sinh, không chỉ em bé mà sản phụ cũng cần kiêng rất nhiều thứ như kiêng gió, kiêng đồ ăn,...Tuy vậy, không phải bất kỳ kinh nghiệm sau sinh nào của các ông bà để lại cũng là đúng, bởi mỗi thời, mỗi nếp sống, văn hóa lại có những quan niệm riêng khác nhau. 

Các chuyên gia sức khỏe đã bác bỏ những quan niệm kiêng cữ sai lầm sau sinh dưới đây, các mẹ nhớ lưu vào để biết nhé:

1. Kiêng tắm

Theo quan niệm của các ông bà ngày xưa, việc kiêng tắm gội và sử dụng nước lạnh sau sinh là rất cần thiết để cho các chân lông thu lại bình thường như hồi chưa bầu bí. Theo quan niệm này, những ai không kiêng cữ được nhiều thì sau này cứ nhìn thấy nước là đã nổi hết da gà, nhất là khi trời lạnh.

shampoo-carcinogen

Nhưng thực tế là sau khi sinh, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi do sự trao đổi chất tăng cực mạnh, lại thêm bầu vú chảy sữa và sự thải sản dịch nên nếu trong thời gian dài không tắm thì sẽ rất dễ bị viêm nhiễm hậu sản. Chính vì vậy, các bà mẹ cần phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo và miếng lót thấm sản dịch. Các mẹ sinh thường mà bị khâu âm đạo hoặc tầng sinh môn thì cần lưu ý vệ sinh để không gây viêm nhiễm.

Ngày đầu sau khi sinh thì có thể lấy nước ấm rửa mặt lau người, sau 3-4 thì có thể gội đầu tắm rửa, nhưng không được tắm bồn, mỗi khi tắm thì phải chú ý giữ ấm, tắm nhanh, tránh bị lạnh là được.

2. Sau sinh kị gió

Trước nay, các ông bà cho rằng "gió máy" gây sốt cho bà đẻ, vì thế sau khi sinh, các mẹ phải ở trong phòng đã đóng kín của sổ, cửa ra vào, các mẹ còn phải đội mũ, đi bít tất để tránh gió. Thật ra, sốt sau sinh đa phần là do hệ thống sinh dục trước và sau khi sinh đã bị viêm nhiễm hoặc mẹ bị các bệnh hậu sản chứ không liên quan gì đến việc "gió máy" cả. Nếu sau sinh, mẹ phải ở trong điều kiện căn phòng kém, không khí ô nhiễm thì càng dễ làm người mẹ và bé bị viêm đường hô hấp.

nhung-quan-niem-dung-dan-ve-kieng-cu-sau-sinh-ma-cac-me-nen-biet-2

3. Sau khi sinh không được đánh răng

Theo quan niệm xưa, bà đẻ phải kiêng đánh răng cả tháng nếu không sẽ ê buốt răng, đau răng thậm chí có thể dẫn đến rụng răng về già. Nhưng thật ra, bản thân việc sinh con không có ảnh hưởng xấu đến răng miệng, ngược lại, rất cần phải vệ sinh răng miệng để giữ sức khoẻ cho mẹ.

Các bà mẹ sau sinh phải ăn nhiều bữa, nên nhiều cơ hội để cặn thức ăn lưu lại trong khoang miệng và trong kẽ răng, hơn nữa viêm nhiễm khoang miệng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nhiễm hậu sản. Vì vậy, sau khi sinh, các mẹ cần siên xúc miệng đánh răng miễn là dùng nước ấm xúc miệng, bàn chải đánh răng không quá cứng là sẽ không làm tổn thương đến ràng.

4. Sau khi sinh không được xuống giường sớm

Các ông bà thường truyền lại kinh nghiệm rằng sau sinh không nên đi lại, vận động sớm vì sẽ khiến tử cung bị sa xuống. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Sau khi sinh nở, mẹ nên sớm xuống khỏi giường vận động, không chỉ có lợi cho sự tuần hoàn máu dưới chân được tăng nhanh, thải sản dịch nhanh chóng mà còn có thể làm cho các cơ bắp sớm phục hồi được độ đàn hồi như trước, và còn phòng tránh sa dạ con, sa trực tràng hoặc bàng quang.

5. Sau sinh ăn uống kiêng kỵ

Rất nhiều nơi có tập tục ăn uống rất kiêng kỵ đối với các bà mẹ trẻ, như cấm không cho ăn thịt dê, các loại tôm và những thức ăn tanh khác. Bà đẻ thường chỉ được ăn đồ ăn mặn và không được ăn bất cứ loại trái cây, rau củ nào.

Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng giai đoạn sau khi sinh, mẹ cần thiết phải bổ sung những thức ăn giàu dinh dưỡng, các bữa thức ăn chính và phụ đều phải đa dạng, nếu không sẽ không có lợi cho sự tiết sữa và không thể phục hồi sức khoẻ cho mẹ được.

6. Tẩm bổ quá nhiều

Ngược lại với sự kiêng khem bên trên, nhiều mẹ sau sinh lại tẩm bổ quá mức rất dễ gây béo phì, làm cho lượng đường trong cơ thể và lượng mỡ chuyển hóa bị mất điều tiết, nên dễ gây ra các loại bệnh.

Các loại cháo, súp thanh đạm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng là thức ăn tốt cho các bà mẹ sau sinh.

7. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau, nhưng người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé,....Vì vậy, bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức.

Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.

8. Một tháng sau sinh mới được ăn nhạt

Đây là một quan niệm sai lầm trầm trọng về dinh dưỡng bởi việc không cho muối vào sẽ khiến sản phụ mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn. Từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.

Trên thực tế, sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị mất rất nhiều nước. Trong vòng một tuần đầu, lượng nước tiểu và mồ hôi được bài tiết ra sẽ nhiều hơn bình thường. Bởi vậy ở giai đoạn này, cơ thể sản phụ cần phải được duy trì đủ nước và việc thêm muối vào thực phẩm khi chế biến là rất cần thiết.

* Những điều kiêng kị mà các mẹ cần chú ý sau sinh

+ Giữ cho cơ thể được sạch sẽ

Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và qua mẹ sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy).

Sản phụ cần dùng khăn nóng lau mình, xông hơi một chút cho ra mồ hôi rồi lau (không nên xông hơi nhiều). Nên dùng dầu khuynh diệp chà xát cho nóng người, giúp khí huyết vận hành tốt hơn (không dùng cồn bạc hà vì menthol trong loại cồn này bay hơi nhanh, tạo cảm giác lạnh).

Sản phụ cũng nên pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa giúp khử mùi hôi.

Dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Ngoài ra, chườm nóng giúp tuần hoàn tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.

+ Chú ý vận động cơ thể

Theo quan niệm cũ, sản phụ phải nằm một chỗ, kiêng vận động. Tuy nhiên, nếu cơ thể không vận động, máu huyết sẽ không được lưu thông, ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn kém ngon, cơ thể lâu hồi phục. Vì thế, hiện nay, người ta khuyên sản phụ nên đi lại, vận động chút ít sau khi đẻ vài ngày để cơ thể được thoải mái, máu huyết lưu thông tốt hơn. Không nên vận động quá nhiều, làm ảnh hưởng đến sức khỏe vì các cơ ở bụng chưa co lại đến mức bình thường.

+ Ăn uống đủ chất

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cung cấp nhiều chất bổ cho bào thai. Khi sinh, mẹ lại bị mất máu. Vì vậy, sản phụ cần ăn uống đủ chất để phục hồi sức khỏe. Nếu chỉ ăn cơm với nước mắm hoặc thịt nạc kho mặn theo tập quán cũ thì sẽ không đủ chất.

Sản phụ chỉ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

Ngoài ra, các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, sang chấn tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe sản phụ, gây thiếu sữa.

Xem thêm:

1.

20 mẹo nuôi con nhàn tênh các mẹ nhất định phải biết

2.

4 việc mẹ bầu nên làm trước khi đi ngủ để con sinh ra thông minh, khỏe mạnh

3.

Sau mũi gây tê tủy sống, mẹ ĐẺ MỔ phải chịu đựng ĐAU ĐỚN hành hạ suốt đời, thậm chí tê liệt toàn thân

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn