5 điều cần lưu ý để việc nặn mụn không gây ra những hậu quả nghiêm trọng

( PHUNUTODAY ) - Không nặn mụn đúng cách là việc làm vô cùng có hại cho da, bởi vì mọi người thường không phân biệt được đâu là mụn có thể và chưa thể nặn dẫn đến tình trạng da tổn thương nặng hơn, làm vùng mụn bị viêm, sưng với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Không chỉ đối với phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng có thói quen dùng tay tự nặn mụn, điều đó trở thành một tật xấu khó bỏ được. Để nặn mụn an toàn và không gây hại, bạn cần chú ý nhận biết loại mụn, thời điểm nên hoặc không nên nặn qua những thông tin dưới đây.

Những loại mụn có thể nặn và thời điểm nên nặn

luu-y-ngay-nhung-dieu-sau-de-viec-nan-mun-khong-gay-ra-nhung-hau-qua-nghiem-trong1-2018-05-04-21-45_0_0

Một số loại mụn sau đây bạn có thể nặn để loại bỏ và giúp quá trình trị mụn diễn ra nhanh chóng hơn:

- Mụn ở dạng nhẹ, không đau, không có dấu hiệu viêm hay mủ.

- Mụn mọc riêng rẽ, không mọc thành đám, có kích thước nhỏ.

- Mụn có phần nhân trồi lên sớm.

- Mụn mọc ở ngoài những vị trí nguy hiểm.

Thời điểm nặn thích hợp là khi thấy đầu mụn đã khô, có nhân cứng trồi lên ở trung tâm mụn hoặc mụn chín có màu vàng.

Những loại mụn không nên nặn

- Mụn đinh râu: Mụn đinh râu có dạng nhọt, thường sưng to, rất đau và có ngòi mụn ở đầu. Nặn mụn đinh râu có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

luu-y-ngay-nhung-dieu-sau-de-viec-nan-mun-khong-gay-ra-nhung-hau-qua-nghiem-trong2-2018-05-04-21-45_0_0

- Sợi bã nhờn: Sợi bã nhờn là những tia nhỏ có màu trắng, thường thấy nhiều trên các vùng da như cánh mũi, cằm. Thực chất, sợi bã nhờn là thành phần thiết yếu của da, chúng ta không nên tìm cách loại bỏ chúng hoàn toàn. Làm sạch da đúng cách và tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp hạn chế tình trạng sợi bã nhờn dư thừa gây mất thẩm mỹ.

- Mụn thịt: Mụn thịt nhỏ li ti, thường mọc theo từng đám tại các vị trí quanh mắt, cạnh mũi hoặc má. Việc nặn mụn thịt không thể giúp loại bỏ chúng hoàn toàn. Thói quen này còn khiến mụn dễ lan rộng và gây tổn thương da.

luu-y-ngay-nhung-dieu-sau-de-viec-nan-mun-khong-gay-ra-nhung-hau-qua-nghiem-trong4-2018-05-04-21-45_0_0

- Mụn xuất hiện ổ viêm: Khi mụn xuất hiện nhiều ổ viêm, sưng to, đau và không thấy nhân mụn nên tuyệt đối tránh nặn. Việc nặn mụn khi chúng đã bị viêm dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.

- Mụn trứng cá ác tính: Mụn trứng cá loại này thường xuất hiện đột ngột, mụn thường to và đau, kèm theo tình trạng viêm, sốt nhẹ.

- Mụn mọc ở những vị trí nguy hiểm: Mụn ở những vị trí nguy hiểm như khóe mắt, chóp mũi, trên môi, cằm… nên tránh tự ý nặn. Bởi những vị trí này thường chứa những huyệt đạo quan trọng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

luu-y-ngay-nhung-dieu-sau-de-viec-nan-mun-khong-gay-ra-nhung-hau-qua-nghiem-trong5-2018-05-04-21-46_0_0

Các bước nặn mụn an toàn giúp bạn không bị sẹo

Bạn chỉ nên thực hiện các bước nặn mụn với loại mụn thể nhẹ, đã chín, kích thước nhỏ để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ gây ra sẹo, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của làn da.

luu-y-ngay-nhung-dieu-sau-de-viec-nan-mun-khong-gay-ra-nhung-hau-qua-nghiem-trong-2018-05-04-21-45_0_0

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ nặn mụn

Vệ sinh tay trước khi nặn mụn nhằm hạn chế nguy cơ gây ra sẹo

Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn sạch sẽ bằng xà phòng là bước đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào nốt mụn, khiến mụn bị tổn thương và làm mụn lây lan sang vùng da xung quanh.

Bước 2: Thoa cồn lên mụn để khử trùng

Sau bước dùng xà phòng làm sạch dụng cụ nặn mụn, bạn lấy 1 miếng bông gòn y tế thấm cồn lau lại dụng cụ nặn mụn một lần nữa. Tiếp đó, lấy một miếng bông khác đổ cồn vào và chấm lên nốt mụn cần nặn.

Bước 3: Nhẹ nhàng lấy nhân mụn

Dùng cây nặn mụn hoặc tay, dùng động tác nhẹ nhàng để lấy nhân mụn và mủ ra. Trong trường hợp nhân mụn không chịu ra, thì bạn hãy dừng lại, đừng cố gắng bóp thêm điều này sẽ làm mụn tổn thương, đợi đến 1-2 ngày sau lúc mụn già thêm một chút nữa. Lúc nặn bạn cần nặn ra hết mủ và nước vàng, dùng bông gòn thấm hết tránh để nó dính sang bề mặt da xung quanh.

Bước 4: Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt

Nặn mụn xong, ngay lập tức bạn cần rửa mặt lại với sữa rửa mặt chuyên dành cho da mụn, có tính chất diệt khuẩn.

Bước 5: Thoa kem trị mụn

Cuối cùng, dùng kem trị mụn chất lượng thoa lên những vết mụn đã nặn, để giúp vết thương liền nhanh hơn, ngăn ngừa mụn mới hình thành và không để lại sẹo.

Những lưu ý sau khi nặn mụn

- Vệ sinh mặt bằng nước muối sinh lý, hoặc sữa rửa mặt loại kháng khuẩn để làm sạch mặt. Dùng nước muối sinh lý là lựa chọn phổ biến nhiều chị em. 
- Chỉ dùng dưỡng nhẹ, hoặc serum có chứa vitamin B để đẩy nhanh tốc độ lành da, không dùng các sản phẩm như vit C, AHA, BHA sẽ khiến vết thương nặng hơn.

- Không thoa vitamin E hay nghệ lên vùng da mới nặn mụn ẩn, đừng nghĩ rằng làm thế sẽ giúp nhanh liền, không để lại sẹo, thâm, làm như vậy chỉ khiến rát da cũng như là bí da mà thôi.

- Tránh không ra ngoài trời nắng hay tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời vì tia cực tím sẽ khiến các vết mụn lâu lành, tăng tổn thương cũng như chuyển thành sẹo thâm đen, đỏ khi lành. Nếu bất đắc dĩ lắm phải ra ngoài thì lưu ý dùng kem chống nắng, khẩu trang, mũ áo đầy đủ nhé. Sau đó phải tẩy trang cẩn thận và kỹ.

- Bổ sung thêm trong thực đơn hàng ngày cam, chanh, táo, uống nước trà xanh giúp da nhanh lành, trắng và mịn hơn nhé.

- Lưu ý là khi nặn mụn xong, 1-2 ngày đầu tiên một số nốt mụn sẽ sưng lên, điều này là hoàn toàn bình thường nên các bạn tránh sờ nhiều nốt mụn, hãy để nó tự đóng vảy rồi bong ra.

- Thay mới toàn bộ ga gối, chăn màn, giảm hẳn nguy cơ nhiễm bẩn từ ga gối, vệ sinh đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng.

- Có chế độ ăn ngủ điều độ, kiêng đồ nóng, cay, rượu bia và nước ngọt nhé. Lúc này da đang yếu nên tạo điều kiện cho da nghỉ ngơi cũng như tránh tác nhân tác động không tốt.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn