Lời cảnh báo từ những cái chết đầy nuối tiếc: Căn bệnh đột quỵ đang tấn công giới trẻ vì thói quen chẳng ngờ

( PHUNUTODAY ) - Thời gian gần đây, các BV trong cả nước tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ khi tuổi còn rất trẻ, có trường hợp chưa đầy 20 tuổi làm dấy lên lo ngại căn bệnh không chừa một ai.

Những cái chết đầy tiếc nuối do bệnh đột quỵ

Giữa năm 2018, trong vòng một tuần, BV Nhân dân 115 và BV đa khoa TP Cần Thơ tiếc nuối vì sự ra đi của hai bác sĩ nam, chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình đang đạt phong độ đỉnh cao của sự nghiệp.

Cả hai ra đi khi mới ngoài 40 tuổi do đột quỵ não. Theo các đồng nghiệp của hai bác sĩ kể lại, trước đó cả hai bác sĩ đều sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu nào báo trước của bệnh.

photo1519448381113-1519448381114471541444

Trường hợp trẻ tuổi đã ra đi vì đột quỵ không hiếm, trước đó vào tháng 6-2018, thầy giáo Phạm Quốc Tuấn (38 tuổi) đang chuẩn bị vào phòng coi thi môn ngữ văn ở hội đồng thi huyện Thới Bình (Cà Mau) thì than mệt rồi đột ngột ngã xuống bất tỉnh.

Sau đó thầy Tuấn được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu ở bệnh viện huyện rồi chuyển tiếp lên tuyến trên nhưng thầy đã tử vong.

Hay mới đây, vào ngày 10-8, một bệnh nhân nữ 40 tuổi nhập khoa Cấp cứu BV đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng hôn mê, tăng huyết áp.

bac-si-viet-tai-my-phong-dot-quy-rat-quan-trong-hay-nho-ky-nguyen-tac-3-cao-1-hut_1

Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não cấp do tắc động mạch thân nền và tái thông mạch não, may mắn hồi phục.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân đột quỵ não do tắc động mạch thân nền không điều trị kịp thời có tỉ lệ tử vong 75%-80%; bệnh nhân còn sống bị di chứng tàn phế, liệt tứ chi, sống thực vật.

Đột quỵ đang tấn công giới trẻ

Theo các bác sĩ, đột quỵ có thể xảy đến với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, thậm chí là từ vài tuổi, tuy nhiên người già vẫn mắc nhiều hơn bởi có nhiều yếu tố nguy cơ hơn. Do đó, không ít người trẻ khi nhập viện được chẩn đoán đột quỵ tỏ ra rất bất ngờ, không tin.

phuc-hoi-chuc-nang

BS Ngô Minh Tuấn, Trưởng Đơn vị can thiệp nội mạch BV Trưng Vương (TP.HCM), cho biết BV thỉnh thoảng tiếp nhận những ca người trẻ từ 20 đến 30 tuổi đã bị đột quỵ, đặc biệt có trường hợp mới 17 tuổi đã bị.

Đó là bệnh nhân ĐVH (ngụ huyện Bình Chánh) đang hoàn toàn khỏe mạnh, khi tập thể hình thì ngất xỉu, được đưa đến phòng khám cấp cứu nhưng về nhà vẫn ói, đau đầu nên nhập viện vào tháng 11-2017.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết thái dương phải rất nặng do phình và túi phình động mạch não phải rất to, vỡ.

Nam sinh viên đã qua đời sau đó. Nếu bệnh nhân nam này được tầm soát sớm thì sẽ không xảy ra sự việc trên.

Giải thích nguyên nhân người trẻ cũng bị đột quỵ, BS CK2 Nguyễn Thị Phương Nga, Trưởng khoa Nội thần kinh BV Thống Nhất, cho biết ở người trẻ, tỉ lệ đột quỵ do các yếu tố như bệnh tim, dị dạng mạch máu não nhiều hơn, một số trường hợp còn do dùng thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kích thích gây viêm mạch máu, vỡ mạch máu...

TS-BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị đột quỵ, Phó Trưởng khoa Thần kinh BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết mỗi tháng BV tiếp nhận 100-120 ca bệnh đột quỵ.

Trong số đó, chỉ có 8% người bệnh được đưa đến BV cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” để được áp dụng các biện pháp điều trị thông mạch máu.

Người tuổi cao có nguy cơ đột quỵ cao nhưng hiện nay tỉ lệ người bị đột quỵ dưới 45 tuổi cũng khoảng 30% .

Theo BS Thắng, thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là sáu giờ kể từ khi phát bệnh, ba giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương.

Dấu hiệu đột quỵ cần biết

trieuchungungthubachcauophunu

Khó nhìn hoặc nhìn mờ dần

Đột quỵ có thể gây ra nhìn mờ ở hai mắt hoặc mất thị lực một mắt, nhưng biểu hiện này không dễ được người bên cạnh nhận ra như các triệu chứng yếu tay chân, tái mặt hay không thể nói.

Ngoài ra, đột quỵ cũng làm giảm khả năng thể hiện bản thân hoặc hiểu được lời nói.

Bị yếu cánh tay hoặc chân

Khi ai đó đang trong cơn đột quỵ thì một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Thường thì các chi bị liệt nằm ở phía đối diện của vùng não bị đột quỵ.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng hai cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay trôi xuống, cho biết bạn đang bị yếu cơ và đây là một dấu hiệu cảnh báo của cơn đột quỵ.

Chóng mặt hoặc mất thăng bằng

Nếu bạn chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn khi đi bộ, nhiều người có thể nghĩ rằng bạn đang say nhưng thực tế là bạn đang trong một cơn đột quỵ

TS. Chaturvedi, giám đốc chương trình Wayne State University/Detroi của Trung tâm Y tế đột quỵ, lưu ý rằng triệu chứng chóng mặt đột ngột là do hội chứng virus và có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ, tuy nhiên, nó rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt trong nhiều trường hợp.

Đau

Đau không phải là triệu chứng đột quỵ điển hình. Nhưng nếu bạn thấy đau đột ngột ở cánh tay, một chân, một bên mặt hay một bên ngực, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua nó. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ bất thường hơn nam giới, và phổ biến nhất là chứng đau.

Nhức đầu dữ dội

Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có lẽ là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 588 người cho thấy những người đã từng có triệu chứng đau đầu khi bị đột quỵ thường là những người trẻ và có tiền sử đau nửa đầu. Phụ nữ có khả năng có triệu chứng đau đầu khi đột quỵ nhiều hơn nam giới.

Hãy chú ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích!

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn