Văn hóa độc lạ của một số quốc gia trên thế giới

( PHUNUTODAY ) - Người Ấn Độ gật đầu khi từ chối, lắc đầu khi đồng ý. Người Ai Cập không giơ tay hay vẫy tay trong khi nói chuyện, bởi bàn tay còn ám chỉ những người xúi quẩy ở đất nước này.

Canada

Ở Canada, khi bạn đi ngoài đường, gặp một người đi ngược chiều, thông thường họ sẽ mỉm cười và nói “chào buổi sáng”, mặc dù họ chẳng biết bạn là ai.

Chưa hết, người Canada thường bị “cười” vì luôn xin lỗi, và xin lỗi vì bất cứ lý do gì. Họ xin lỗi bạn vì bạn đã va phải họ, thậm chí xin lỗi cái cây mà họ đâm phải… Có lẽ vì không muốn bất kỳ ai hay vật gì phải chịu tổn thương nên người Canada đã lựa chọn xin lỗi như một cách “chịu trách nhiệm”.

Đặc biệt, nếu bạn muốn sang đường tại Canada, hãy sử dụng cử chỉ thể hiện muốn sang đường, toàn bộ dòng xe đang lưu thông sẽ dừng lại chờ bạn. Các tài xế ở Canada sẽ dừng xe chờ bạn đi sang đường, bất kể có vạch trắng hay có đèn giao thông hay không. Thậm chí, những con vật cũng được nhường sang đường trước. Có lẽ đây là nét văn hóa đặc biệt chỉ có thể tìm thấy ở Canada. 

Báo chí Canada đăng tải rất nhiều câu chuyện về sự tử tế của người dân. Ví dụ như, ở Ontario, một tên trộm gửi trả lại món đồ mà hắn đã trộm kèm với 50 đô la đính kèm và một bức thư xin lỗi: “Tôi không thể nói thành lời tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã gây hại cho quý vị.”

Tây Ban Nha

Theo nhiều ghi chép từ sử sách, giấc ngủ trưa có nguồn gốc chính từ những người Tây Ban Nha. Trong ngôn ngữ nước này có một danh từ riêng cho giấc ngủ trưa là ‘siesta’, và giờ đây ‘siesta’ đã nổi tiếng toàn thế giới. Nhiều người còn nói vui rằng, văn hóa ngủ trưa của người Tây Ban Nha có thể được xếp vào danh sách các di sản phi vật thể của nhân loại.

Tại Tây Ban Nha, có lẽ chỉ Madrid hay Barcelona mới có các cửa hàng, trung tâm dịch vụ mở xuyên trưa, còn ở nhiều địa phương khác, phố xá đều im lìm trong khoảng thời gian nửa buổi chiều, có khi đến hết buổi chiều. Các cửa hàng ở Tây Ban Nha thường đóng cửa để nghỉ trưa từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ, các căng tin của nhiều trường Đại học cũng sẽ không phục vụ bữa trưa vào lúc 12 rưỡi hoặc 1h chiều, vì cho rằng khoảng thời gian này là…quá sớm.Thậm chí, Thị trưởng thành phố Ador còn chính thức áp dụng quy định ngủ trưa cho toàn dân kéo dài khoảng 3 tiếng (từ 14h đến 17h). Trong thời gian ngủ trưa chính thức này, người dân được yêu cầu phải giữ im lặng, tránh gây ồn ào đến xung quanh.

Ấn Độ

Người Ấn Độ gật đầu khi họ muốn nói từ chối, và lắc đầu khi muốn nói đồng ý/có

Ấn Độ là nước có rất nhiều đền chùa nổi tiếng, nơi đây được người dân vô cùng tôn kính chính vì vậy khi bạn vào bất cứ ngôi đền nào điều đầu tiên và bắt buộc đó chính là cởi giầy.

Đến với Ấn Độ bạn rất khó để tìm được một nhà vệ sinh công cộng. Chính điều này khiến cho việc những người đàn ông "tiểu bậy" nơi công cộng đã diễn ra tràn lan, phổ biến như thể đó là một việc hết sức bình thường. Đây là một thói quen xấu, không những ảnh hưởng tới môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân

Ở Ấn Độ bạn không được phép tùy tiện đụng chạm vào người khác.

Khi bạn muốn xuống xe bus, hãy kéo chiếc dây thừng được căng trên xe, chiếc chuông báo cạnh lái xe sẽ rung và kêu lên.

Cuối bữa ăn, tuyệt đối không nên cảm ơn chủ nhà, người Ấn Độ coi đó là một sự sòng phẳng cũng tức là bạn đang sỉ nhục họ.

Khi đi ăn, bạn tuyệt đối không được gọi thịt bò.

Ai Cập

Bàn tay trái tượng trưng cho điều xấu, vì vậy bạn hãy dùng bàn tay phải để bắt tay hoặc đưa một thứ gì đó cho người Ai Cập.

Ở Ai Cập bạn có thể thoải mái ôm hôn người khác ở nơi công cộng mà chẳng sợ ai đánh giá hay cấm đoán. Nhưng có một điều kiện, đó là bạn và người đó phải cùng giới tính.

Đừng giơ tay hay vẫy tay trong khi nói chuyện, bởi bàn tay còn ám chỉ những người xúi quẩy ở đất nước này.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản có một văn hóa lâu đời là Dogeza (quỳ xuống cúi đầu) dùng để thể hiện sự hối lỗi và mong muốn được tha thứ.

Vào ngày 19/10/2016, trong một cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ giải khuây (những người phụ nữ từ các quốc gia thuộc địa cũ của Nhật Bản, phần lớn là từ Hàn Quốc, bị quân đội Nhật cưỡng ép trở thành những nô lệ tình dục) – giờ đây đều đã là những cụ bà lớn tuổi – diễn ra trước cửa Đại sứ quán cũ của Nhật Bản tại Seoul (Hàn Quốc). Hành động của một cụ ông Endo Doru (79 tuổi), một giáo sư Nhật Bản đã trở thành một điểm nhấn đầy ấm áp và xúc động.

Tác giả: Minh Ngọc