Những ai thường hay mắc bệnh xơ cứng rải rác?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh xơ cứng rải rác là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Những ai dễ mắc bệnh xơ cứng rải rác

Khoảng 1 trong số 1.000 người ở Anh bị bệnh xơ cứng rải rác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ tuổi nào, mặc dù nó rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp nhất xung quanh tuổi 30. Bệnh xơ cứng rải rác là căn bệnh phổ biến nhất của người trẻ tuổi ở Anh. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ với tỷ lệ nữ/nam giới là 2/1.

Bệnh xơ cứng rải rác không phải là bệnh di truyền nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nguy cơ bị xơ cứng rải rác thường tăng ở thân nhân của người bị bệnh. Ví dụ, cha mẹ, anh em của người bị bệnh xơ cứng rải rác có khoảng 1% xác suất mắc bệnh (so với tỷ lệ khoảng 0,1% ở cộng đồng).

Chẩn đoán xơ cứng rải rác

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác?

Hầu như tất cả các triệu chứng có thể xảy ra với MS cũng có thể xảy ra với các bệnh khác. Thường rất khó để chắc chắn rằng những triệu chứng đầu tiên (trong đợt bùng phát đầu tiên) là do MS. Ví dụ, bạn có thể bị tê ở chân, hoặc nhìn mờ trong một vài tuần, và sau đó hết. Đó có thể là bùng phát đầu tiên của MS, hay chỉ là do một bệnh không phải là MS.

Vì vậy, việc khẳng định chẩn đoán MS thường không được thực hiện cho đến khi có hai hoặc nhiều lần tái phát đã xảy ra. Vì vậy, bạn có thể phải chờ nhiều tháng, hoặc nhiều năm không chắc chắn và rõ ràng về chẩn đoán nếu chỉ có một đợt triệu chứng.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán?

23.nhung-ai-thuong-gap-benh-xo-cung-rai-rac-phunutoday.vn
 

Trong hầu hết các trường hợp, không có xét nghiệm nào chứng minh chắc chắn rằng bạn bị MS sau đợt triệu chứng đầu tiên hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, một số xét nghiệm rất hữu ích và có thể chỉ ra rằng MS là một nguyên nhân có thể, hoặc có thể xảy ra, gây ra các triệu chứng.

Cộng hưởng từ (MRI) não : rất có ích nhất trong chẩn đoán. MRI có thể phát hiện các vùng viêm nhỏ và sẹo trong não bệnh nhân xơ cứng rải rác. Mặc dù MRI rất hữu ích trong việc giúp chẩn đoán MS, nhưng không phải lúc nào cũng kết luận được MS, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Một kết quả MRI luôn luôn nên được đối chiếu với các triệu chứng và thăm khám lâm sàng.

Kể từ khi MRI được đi vào sử dụng, các xét nghiệm khác được dùng ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên, đôi khi chúng được tiến hành, bao gồm:

Chọc dò tủy sống. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và đâm kim vào phần dưới của lưng để lấy một ít dịch lỏng bao quanh não và tủy sống gọi là dịch não tủy (CSF). Nồng độ một số protein nhất định được đo đạc vì MS thay đổi thành phần một số protein đó. Dù vậy, hiện tượng này không đặc hiệu vì một số bệnh khác cũng làm thay đổi thành phần protein như vậy.

Đo điện thế gợi (Evoked potential test). Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng các điện cực khảo sát xem có bất thường nào trong các xung điện truyền trên những dây thần kinh nhất định.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn