Hung thủ gây tử vong số 1 tại Việt Nam: Cứ 10 người chết thì đến 8 người chết vì nguyên nhân này

( PHUNUTODAY ) - Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho biết Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm tăng nhanh. Số ca tử vong do những căn bệnh này cũng chiếm tỷ lệ rất cao...

Những căn bệnh nhiều người mắc phải tại Việt Nam

Những bệnh đang "đè" nặng lên người Việt đứng đầu là bệnh tim mạch chiếm 31%, bệnh ung thư chiếm 19%, bệnh hô hấp mãn tính chiếm 6%, bệnh đái tháo đường chiếm 4%. Ngoài ra, còn do tai nạn thương tích, bệnh dinh dưỡng bà mẹ trẻ em….

Theo nghiên cứu các hành vi nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm như hút thuốc, uống rượu bia, ăn ít rau và trái cây, ăn nhiều muối, thiếu hoạt động thể lực còn rất cao.

Trong điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ không lây nhiễm và điều tra thuốc lá năm 2015 cho thấy hành vi nguy cơ gây bệnh đứng đầu là uống rượu bia.

photo1527382126483-15273821264831192200423

Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: 77,3% nhóm người điều tra uống rượu bia; 63,1% nam giới, 51,4% nữ giới ăn ít rau xanh, trái cây hơn khuyến nghị 400 gram ngày. Một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là thói quen ăn mặn. Người Việt ăn tới 9,4 mg muối/ngày vượt quá lượng muối khuyến nghị một ngày chỉ 5mg.

pechen

Không chỉ do các hành vi lối sống mang đến bệnh không lây nhiễm mà thực trạng các yếu tố thừa cân béo phì chiếm hơn 15%, tăng huyết áp chiếm 23% (những người từ 18 – 69 tuổi)… tăng đường huyết, tăng cholesterol cũng tăng 25% ở nam giới, 35% ở nữ giới đây chính là yếu tố thuận lợi gây ra các bệnh tim mạch hiện nay.

Một số nghiên cứu do Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM, bệnh viện Ung bướu TP. HCM thực hiện cho thấy bức tranh về nguyên nhân, hậu quả của nhiều bệnh tật, quá trình lão hoá nhanh; Nghiên cứu ở nhóm người làm việc văn phòng cho thấy tỷ lệ béo phì là 29,8%. Chỉ có 4,8% hoạt động thể lực đủ khuyến nghị, 49,4% đối tượng không tập thể dục.

Lượng chất xơ trung bình chỉ 7,9g trong khi khuyến nghị cần đạt 20 g/ngày. Thói quen ăn mặn chiếm tới 61,3%. Trung bình mỗi người tiêu thụ ± 1,2 gói mì ăn liền/tuần trong khi lượng muối trung bình trong mỗi gói mì ăn liền là 4,3 gam, gần tương đương nhu cầu khuyến nghị lượng muối một ngày của người trưởng thành.

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe

10_4_2018_huonggiang_enjn

1. Nước chanh

Nước chanh giúp giải khát tốt vì chứa lượng calo thấp đồng thời cung cấp vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là thực phẩm chống oxy hóa cực tốt, hỗ trợ bảo vệ các tế bào khi bị tổn thương.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước chanh, axit sẽ bám trên răng và làm hỏng lớp men răng, dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều nước chanh có thể khiến bạn bị đau dạ dày.

2. Dầu dừa

Dầu dừa không chỉ được chị em ưa chuộng trong việc làm đẹp mà còn là nguyên liệu phổ biến trong nấu nướng. Thế nhưng, vì dầu dừa chứa chất béo bão hòa nên hãy tiêu thụ chúng ở mức vừa phải. Chất béo bão hòa là nguyên nhân tăng cholesterol và gây các bệnh về tim mạch. Thay vào đó, dầu olive, dầu cải, dầu hạt nho hoặc các loại dầu chứa chất béo không bão hòa khác là lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn.

3. Cá ngừ

Mặc dù cá ngừ rất giàu protein, magiê, kẽm, sắt và axit béo omega 3 có lợi cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều thì bạn có nguy cơ tích tụ thủy ngân trong người. Về lâu dài, có thể bạn sẽ bị ngộ độc thủy ngân khiến các cơ bị yếu đi, thị lực giảm dần. Cách tốt nhất là nên ăn cá ngừ không quá 2 lần/ tuần.

4. Kim chi

Ta đã được nghe rất nhiều lợi ích khi ăn kim chi như cung cấp vitamin A, vitam C, chất xơ, lợi khuẩn. Thế nhưng, mặt trái khi nạp quá nhiều món ăn này chính là chúng có hàm lượng natri cao, 100g kim chi có tới 670mg natri. Khi lượng natri trong người vượt quá giới hạn, cơ thể dễ mắc bệnh cao huyết áp và suy tim.

5. Trà xanh

Với việc chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống ung thư và bệnh tim, trà xanh được coi là thức uống lý tưởng mà bạn có thể dùng hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chất tannin trong trà xanh có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt. Do đó, nếu bạn nằm trong nhóm người thiếu sắt như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ăn chay thì không nên uống quá nhiều trà xanh.

6. Bưởi và một số trái cây có múi khác

Những loại trái cây có múi như cam, bưởi… đều chứa rất nhiều vitamin C và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Mặc dù vậy, khi tiêu thụ quá nhiều, chúng sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ các loại thuốc như statin (nhóm thuốc hạ mỡ có tác dụng chống viêm) và thuốc kháng histamines. Hãy tham khảo bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp nếu bạn là người đang mắc bệnh nhé.

7. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao

Chất xơ là một trong những chất rất quan trọng trong cơ thể vì nó thúc đẩy hệ tiêu hóa hiệu quả và có lợi cho những người có nhu cầu giảm cân. Thế nhưng, việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ vượt giới hạn sẽ gây tình trạng đầy hơi, và về lâu dài dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

8. Bắp cải, cải xoăn

Đây là những thực phẩm tuyệt vời vì chúng chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin. Nếu bạn là người đang mắc bệnh loãng máu, huyết khối tĩnh mạch và phải dùng thuốc điều trị thì không nên ăn nhiều bắp cải và cải xoăn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn