Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm nhất định phải nắm rõ điều này để tránh mang đến tai ương cho cả nhà

( PHUNUTODAY ) - Khi lau dọn bàn thờ dịp cuối năm, bạn hãy nhớ phải nắm rõ những điều này để không phạm phải sai lầm phong thủy mang đến tai ương cho cả nhà nhé!

Những lưu ý cần nắm khi lau dọn bàn thờ cuối năm:

Xin phép trước khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ, người dọn phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả, thắp một nén hương để thông việc lau dọn bàn thờ và xin phép chuyển tổ tiên, thần linh qua một bên để thực hiện công việc. Sau khi khấn xin phép tổ tiên, thần linh, gia chủ cần chờ nén hương cháy hết thì mới tiến hành lau dọn.

000 bia

Tắm rửa sạch sẽ, xin phép tổ tiên trước khi lau dọn bàn thờ

Theo tín ngưỡng dân gian lâu đời người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ người dọn tốt nhất nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Lau dọn bàn thờ cuối năm nên chùi cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ thờ

Người dọn bàn thờ phải làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại).

Dùng nước ấm để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên.

000

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật

Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật vì thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Không nên di chuyển bát hương khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ. Vì như vậy các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu.

00 anh bia

Xử lý chân hương và đồ thờ cúng đúng cách

Tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Ngoài ra, chân hương tỉa xong phải đem đốt thả xuống sông, không nên đổ lung tung.

Cách bài trí bàn thờ chuẩn nhất

Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Tránh đặt bàn thờ ở gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may, hao tán tài lộc. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.

Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.

00

Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.

Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn