Các chuyên gia sinh vật bác bỏ "rắn có chân"

17:07, Thứ tư 29/06/2011

( PHUNUTODAY ) - Những ngày qua dư luận xôn xao về sự xuất hiện của loài rắn có chân ở#160; xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Các chuyên gia sinh vật học lên tiếng bác bỏ nhận định rắn có chân và khẳng định đó là rắn bình thường...

(Phunutoday) - Những ngày qua dư luận xôn xao về sự xuất hiện của loài rắn có chân ở  xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Một số người dân lo ngại sự xuất hiện của loài rắn có chân mang lại điềm báo không tốt.  Các chuyên gia sinh vật học bác bỏ nhận định rắn có chân và khẳng định đó là rắn bình thường, hai chân ở bụng thực ra là chân của con mồi nằm trong bụng thòi ra.

Trao đổi với PV Phunutoday, GS Đặng Huy Huỳnh - Nguyên viện trưởng viện tài nguyên sinh vật, Viện khoa học Việt Nam khẳng định: Trong tài liệu nghiên cứu hiện có mấy chục loài rắn, nhưng chưa từng thấy loài rắn có chân trong tự nhiên.


 

Theo quan sát qua những hình ảnh hai chân ở hai bên hông phình to  ra khác với đoạn đầu và phần đuôi,  khả năng con rắn này nuốt phải kỳ nhông nhỏ hoặc thằn lằn. Bởi thức ăn của loài rắn là những sinh vật bò sát như thằn lằn, kỳ nhông, chuột, thạch thùng... Nhìn kỹ hai cái chân thò ra, những cái vẩy, móng rất giống với chân của con kỳ nhông. Có thể con rắn này nuốt phải con kỳ nhông nhỏ, khi vào bụng con kỳ nhông quẫy mạnh làm rách da và lòi chân khỏi bụng con rắn.

Theo nhận định qua hình ảnh thì loài rắn này có thể là rắn đốm hoặc rắn sọc dưa, không phải là rắn độc,  không gây hại. Loài rắn này sinh sống trong rừng hoặc tại cánh đồng cỏ và ăn các loài ếch nhái, ngóe,  thằn lằn, kỳ nhông, chuột, thạch thùng... Chúng sinh hoạt chủ yếu vào buổi tối, thỉnh thoảng bò ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tối để kiếm mồi.

Phân tích kỹ hình ảnh về con rắn gây xôn xao ở Nghệ An, tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Việt Nam, khẳng định trên báo Vnxepress: Đó là rắn rào, có tên khoa học là Boiga kraepelini hoàn toàn không có chân, hai chân ở bụng thực ra là chân của con mồi nằm trong bụng thòi ra.
 
"Thực tế, phần bụng con rắn bị đánh chết phình to bất thường so với đầu và thân. Khi mổ bụng rắn ra sẽ xác định loài nó đang nuốt. Đây là hiện tượng bình thường trong tự nhiên, không có gì lạ", chuyên gia bò sát khẳng định.

Theo từ điển Sinh vật rừng Việt Nam, rắn rào thuộc họ rắn nước, bộ có vảy, phần trên đầu và thân màu nâu xám. Hai hàng đôi gồm các vệt màu nâu, viền đen, kéo dài phủ khắp thân. Những vệt này phía bên hông nhỏ hơn vệt trên lưng, bụng màu nâu xám và lấm chấm các đốm nâu nhỏ. Thức ăn chủ yếu của rắn rào là bò sát, chim. Chúng phân bố khắp ba miền đất nước.


Ngày 26.6, ông Lô Đức Nhã ở Bản Đôm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, đi chơi ở nhà hàng xóm về đến sân thì phát hiện một con rắn. Ngay lập tức ông dùng gậy đánh chết con rắn và đưa vào làm sạch để ngâm rượu thì mới giật mình nó có chân.

Ông thấy dưới gần đuôi có 2 chân, mỗi chân có 5 ngón nhỏ xíu, có móng nhọn, tựa như chân con thằn lằn, lòng bàn chân có lớp nhám, màu vàng ươm.

Nghe tin ông Nhã bắt được con rắn có chân đã khiến cho nhiều người tò mò kéo đến xem. Anh Vi Đình Hưng, một người dân cho biết: “Tôi chưa từng thấy loại rắn có chân này bao giờ, thật đáng sợ, không biết có điềm xấu gì không”.
  • Thu Trinh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc