3 độ tuổi tuyệt đối không nên đánh con cha mẹ nào cũng cần phải biết

( PHUNUTODAY ) - "Thương cho roi cho vọt..." Đó là điều mà những người đi trước truyền lại kinh nghiệm để chúng ta nuôi dạy con cái. Tuy nhiên câu nói này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt khi trẻ ở trong 3 độ tuổi này các bậc phụ huynh nhất định không được ra tay với con dù có tức giận thế nào đi nữa.

Khi trẻ con không nghe lời, thay vì kiên nhẫn dùng lời lẽ để phân tích cho chúng hiểu điều gì đúng điều gì sai thì có nhiều phụ huynh lại ra tay đánh con. Nhưng sau những lần động tay đó là nỗi ân hận, thậm chí có người còn hại đến sức khỏe của con mà không hề hay biết. Vì vậy, khi quá tức giận khi con không nghe lời, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng: "Đôi bàn tay của cha mẹ là để ôm con, che chở cho con chứ khong phải để đánh chúng". Trên thực tế, càng đánh trẻ con chúng càng không nghe lời. Cho đến bây giờ, rất nhiều cha mẹ không biết được, trẻ con ở trong 3 độ tuổi mà chúng ta không được động thủ.

1. Trẻ chưa được 3 tuổi

75b2229ed0f359.img

Theo lý luận giai đoạn phát triển nhân cách của bác sĩ tâm lý Eriksson: khi trẻ 3 tuổi ở giai đoạn vui chơi, tính tự chủ của trẻ rất mãnh liệt, đồng thời đạo đức của trẻ cũng phát triển , tính cá nhân bắt đầu xuất hiện mà những đứa trẻ trước 3 tuổi chưa có điều này, hoặc chỉ mới đang phát triển. Roi vọt con trẻ sớm nhất cũng chỉ có thể từ 1 tuổi rưỡi trở lên, tuyệt đối không được đánh trẻ trong 1 tuổi rưỡi.

2. Sau 6 tuổi hạn chế tối thiểu đánh trẻ

roi2

Thông thường mà nói, phải hạn chế đánh trẻ sau 6 tuổi, sau độ tuổi này đại đa số trẻ đều đã đi học, tính tự tôn ngày càng mạnh, bắt đầu nỗ lực làm việc, khát vọng phấn đấu thể hiện năng lực, nếu đánh trẻ tuổi này dễ ảnh hưởng đến sự tự tôn của trẻ, khiến trẻ mất đi trải nghiệm thành công cần có, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách, thậm chí khiến trẻ ám ảnh cha mẹ đã từng đánh nó như thế nào, tâm hồn dễ bị u ám.

3. Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn

Những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên luôn nổi loạn một cách mãnh liệt. Vì chúng chưa hình dung được mình đang lớn và vẫn còn hoài niệm về lúc còn bé. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng nhanh chóng phản ứng lại chứ không e sợ như lúc còn bé.

3283_mc_57_thuong_cho_roi_cho_vot

Trong giai đoạn này cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với chúng. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ. Chỉ có tôn trọng và thấu hiểu chúng, bạn mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng.

Những người làm cha mẹ nên nhớ, dạy dỗ một đứa trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng nên người. Đây là một quá trình khá dài và gian nan, bậc làm cha làm mẹ cần kiên trì, nhẫn nại. Đối với mỗi lứa tuổi, cha mẹ cần học hỏi và cố gắng trau dồi những phương pháp giáo dục thích hợp mới có thể dạy chúng nên người.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn