Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đau nhức toàn thân

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh đau nhức toàn thân.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh đau nhức toàn thân

  • Thay đổi lối sống

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong đau nhức toàn thân: Ngủ ngon thì đau ít, ngủ không ngon thì đau nhiều. Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng), ...

Những ngày khỏe khoắn, bạn cứ bình tĩnh, từ từ, đừng ham công tiếc việc, phí sức, làm việc ào ào không ai can nổi, rồi sau đó mệt quá, đau thêm, lại nằm rên suốt mấy ngày kế tiếp.

Ngược lại, vào những lúc đau nhiều, bạn có thể tìm những thú vui lành mạnh giúp quên đau. Khi say mê ta thấy bớt đau (nhưng đừng để những say mê khiến ta quên ăn, mất ngủ).

  • Vận động

Tất cả các tài liệu viết về chứng đau nhức toàn thân đều nhấn mạnh vai trò của vận động trong chữa trị bệnh này. Thuốc có thể giúp bạn bớt đau nhức, nhưng tác dụng giảm đau của thuốc không kéo dài nếu bạn không thường xuyên vận động.

Không thường xuyên vận động sẽ làm cơ thể suy nhược, cơ xương, gân cốt mất dẻo dai, khiến bạn thấy đau nhiều hơn.

6.phong-ngua-benh-dau-nhuc-toan-than-phunutoday.vn

Tốt nhất là các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ, ít tạo nên sức nặng trên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp tại chỗ, chèo thuyền tại máy ở nhà.

Khởi đầu chỉ cần ngày tập ngày nghỉ, mỗi lần chỉ cần 5 phút. Ngày hôm sau nếu có hơi đau chút, không sao. Bạn từ từ tăng dần thời gian và mức độ vận động, cho tới khi bạn có thể vận động ít nhất 20-30 phút mỗi lần, ít nhất 4 lần mỗi tuần.

Khi bạn đã lên được mức độ tập luyện như vậy, bạn có thể chuyển sang những vận động đặt sức nặng trên xương cốt như đi bộ, chạy chậm, đánh tennis. Nỗ lực vận động của bạn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp sau vài tháng.

Kinh nghiệm dân gian chữa chứng đau nhức toàn thân

Thịt bò nấu với rau cải

Nguyên liệu: 200 gr thịt bò tươi (loại ngon), 400 gr rau cải và 20 gr gừng tươi, muối.

Chế biến: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng; rau cải rửa sạch, cắt khúc; gừng tươi rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt thành miếng, đâm nhuyễn để trộn ướp thịt bò... Cho cả 3 loại vào nồi cùng với 2 lít nước, một ít muối vừa đủ. Nấu với lửa lớn trong 1 giờ là dùng được, dùng lúc còn nóng ấm.

Theo Đông y, thịt bò có tính bình, vị cam, vào kinh tỳ vị, bổ tỳ ích khí, tăng lực... Rau cải có tính ôn, vị cay, vào kinh phế tỳ, giải chứng cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Còn gừng tươi có tính ôn, vị cay, giúp tinh thần minh mẫn, tỳ vị tiêu hóa tốt, trị ho... Nước thịt bò nấu với rau cải có công dụng chủ trị đau nhức xương cốt; trị đau đầu; giải cảm mạo phong hàn, ớn lạnh...

Lưu ý: người đang sốt cao, miệng khô đắng, hay khát nước thì không nên dùng.

Ngân hoa nấu với bạc hà

Thành phần: 100 gr ngân hoa, 10 gr bạc hà, 30 gr đậu xanh, 10 gr lá tre, đường cát.

Chế biến: Sau khi rửa sạch, cho ngân hoa, bạc hà và lá tre cùng 2 lít nước vào nồi nấu trong 1 giờ. Lọc lấy nước, bỏ xác, cho đậu xanh và một ít gạo vào cùng nước trên và nấu đến chín, sau đó cho vào một ít đường là dùng được.

Ngân hoa có tính hàn, vị cam, đi vào kinh phế, vị, tâm của cơ thể, giúp thanh giải nhiệt độc, trừ ung nhọt. Bạc hà có tính bình, vị hơi đắng, vào kinh tỳ, thận. Lá tre có tính hàn, vị cam, đi vào kinh tâm, phế, giúp thanh nhiệt, trừ phiền.

Đậu xanh tính hàn, vị cam, đi vào tỳ, vị, có công năng thanh nhiệt, giải độc... Món cháo ngân hoa - bạc hà có công dụng chủ trị toàn thân nhức mỏi; đau đầu; cơ thể không ra mồ hôi; chứng ớn gió, phát sốt...

Lưu ý: người đang đi tiêu lỏng, ăn uống kém, tiểu nhiều, thì không nên dùng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn