Cúng ông Công ông Táo chớ phạm 5 điều kiêng kị này kẻo mất "thiêng", thần trách phạt

( PHUNUTODAY ) - Cúng ông Công ông Táo 23 Tháng Chạp cần kiêng kị điều gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết những điều kiêng kị không nên làm trong ngày cúng ông Công ông Táo nhé.

Cúng ông Công ông Táo là nghi lễ cổ truyền của văn hóa người Việt. Nhưng không phải ai cũng nắm được cách cúng lễ sao cho đúng và tránh phạm phải những điều kiêng kị trong ngày cúng ông Công ông Táo.

Dưới đây là những kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo:

1. Thời điểm làm lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo nên tốt nhất được thực hiện từ sau ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp. Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. 

Không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

Lưu ý, người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo. Trong lúc khấn cúng ông Công ông Táo, người này phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ.

Không phải ai cũng nắm được cách cúng lễ sao cho đúng và tránh phạm phải những điều kiêng kị trong ngày cúng ông Công ông Táo.

Không phải ai cũng nắm được cách cúng lễ sao cho đúng và tránh phạm phải những điều kiêng kị trong ngày cúng ông Công ông Táo.

2. Những món kiêng dâng cúng ông Công ông Táo

Với lễ cúng Táo quân hàng năm, các gia đình có thể xem xét điều kiện gia đình mà làm lễ chay hay lễ mặn, lễ ít món hay nhiều món. Lễ to hay không không quan trọng, cái chính là lòng thành tâm của gia chủ.

Nếu làm lễ chay, ngoài đồ vàng mã thì gia chủ nhớ chuẩn bị thêm cau trầu, hoa quả và nước. Còn với lễ mặn, các món cổ truyền như xôi, gà, giò chả thường không thể thiếu. Có điều, khi dâng lễ mặn, gia chủ nhớ rằng có những loại thịt kiêng dâng cúng vào ngày 23 tháng Chạp này, ví dụ như vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó…

3. Không xin tài lộc khi cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo nhớ đừng xin tài lộc. Theo tích xưa, Táo quân về trời là để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng, có cả việc tốt, có cả những việc xấu. Chính vì thế, khi làm lễ cúng này, các gia đình chỉ nên thành tâm cúng lễ và xin các Táo bỏ qua cho những điều xấu, chỉ báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng để không làm giảm công đức của gia chủ mà thôi. Nhà bạn đã cúng Táo quân đúng cách chưa? 4. Không ném cá chép từ trên cao

Cá chép hóa rồng sẽ đưa ông Táo về trời, cá chép khi ấy tượng trưng cho thần linh, cần phải chú ý khi thả cá. Các bạn nhớ chọn nơi sông hồ rộng, nhiều nước, không ô nhiễm để thả cá. Lưu ý rằng phải thả cá từ từ xuống nước, tuyệt đối không đứng từ trên cao như đứng trên cầu, trên đường và ném cá xuống nước, độ cao quá lớn có thể khiến cho cá bị sức ép và chết hoặc yếu đi, không sống được.

4. Không đặt mâm lễ tùy tiện khi cúng ông Công ông Táo

Việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà, vì thế nếu gia chủ có ban thờ ông Công ông Táo ở bếp thì vẫn phải có mâm lễ ở bàn thờ gia tiên. 

5. Cúng tiền âm phủ

Ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm, do đó khi cúng ông Công ông Táo chớ thắp hương tiền âm phủ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn