Trong cơn bão sức gió giật cấp 7 - 9 nghĩa là gì?

( PHUNUTODAY ) - Thế giới xuất hiện ngày càng nhiều cơn bão cực lớn, cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng cho những nơi chúng đi qua. Vậy bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Trong cơn bão gió giật cấp nghĩa là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

bao-giat

Bão là gì?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.

Bão hình thành như thế nào?

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 - 12km.

Thang Beaufort - Hiện VN đang sử dụng thang này

thang-beaufort

*Cập nhật ver 2:

Bảng này được dùng lại hoàn toàn từ bản mở rộng cũ năm 2010 (Do bản mở rộng cũ đã được nghiên cứu từ năm 2008 và công khai năm 2010, đã được phổ biến đến một số nơi trong đó bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Các bản về sau được sửa lại và bổ sung thêm vào năm 2014) Sau đây là nội dung thay đổi:

- Thay đổi bảng màu phù hợp với mức độ bão nguy hiểm gia tăng.

- Bổ sung thêm 1 số hiện tượng và hậu quả gây ra trong 1 số cấp độ.

- Thay đổi mức độ Siêu Bão từ cấp 15 cũ có từ năm 2010, thành cấp 16 mới theo quy định Số: 46/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2014.

- Bổ sung thêm mức độ "Siêu bão cuồng phong dữ dội" ở cấp 23. Đây là mức cấp độ Bão Siêu Cao Cấp (Hyper) trên cả cấp độ Siêu Bão (Super)

- Đặt các mốc mở rộng cho thang bão. Cấp mở rộng 1 từ: "Cấp 13 đến cấp 17" - Cấp mở rộng 2 từ: "Cấp 18 đến cấp 24" và Cấp mở rộng đặc biệt từ: "Cấp 25 đến cấp max 30" (Thông thường cấp mở rộng đặc biệt được dùng trong trường hợp, sức mạnh của bão đã vượt xa cấp mở rộng 2. Nếu không, không cần thiết để sử dụng đến cấp mở rộng từ 25 trở lên)

- Đặt mức độ Max cho thang, ở giá trị cấp 30. (Trên thực tế Bão mạnh nhất đạt cấp 23 và giật cấp 25 ở giá trị trên thang đo) (Trong giả thiết, nếu có trường hợp cơn bão vượt qua cấp 30 thì cấp bão được ban bố thảm họa là "Cấp Tối Đa")
- Tất cả các tốc độ gió được điều chỉnh theo nguyên bản VN thấp hơn 1km/h từ cấp 12 trở xuống, và thêm 1km/h từ cấp 23 trở lên so với phiên bản Quốc Tế.

Sức gió giật cấp 7 - 9 theo thang Beaufort

- Cấp 7: Sức gió: 50 - 61 km/h - Cần angten, các biển hiệu, biển báo động đậy, sóng nhấp nhô.

- Cấp 8: (Bão nhiệt đới) Sức gió: 62 - 74 km/h - Các cây to bắt đầu nghiêng ngả. Biển động, nguy hiểm với tàu thuyền.

- Cấp 9: Sức gió: 75 - 88 km/h - Gió làm gãy cành nhỏ, tốc mái nhà, gây thiệt hại nhà cửa. Biển động rất mạnh.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn