'Cấy ghép phân' có thể dùng để điều trị nCoV

( PHUNUTODAY ) - Các nhà nghiên cứu đã thông tin, có thể hi vọng vào phương pháp điều trị Covid-19 mới, chính là 'cấy ghép phân'.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam. TP. HCM đang là điểm nóng với số ca nhiễm lên tới con số hơn 2000 ca mỗi ngày.

Trên toàn cầu, số ca nhiễm  đã vượt qua con số 189 triệu người mắc, số người qua đời là hơn 4 triệu ca.

Tới nay, sau rất nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại virus này. Vì thế, Nhà nước vẫn chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh, yêu cầu người dân tuân thủ đúng 5k và tiêm ngừa vắc xin.

7

Phương pháp điều trị mới do các nhà khoa học nghiên cứu

Đó chính là phương pháp “cấy ghép phân”. Theo các nhà khoa học, trước đó họ đã phát hiện 2 bệnh nhân nCoV có thể trạng suy yếu, đáng lẽ bệnh tiến triển nặng, nhưng khi được cấy ghép phân, họ chỉ bị sốt nhẹ trong vài ngày.

Cụ thể, 2 ca bệnh này xuất hiện ở Ba Lan. Ca đầu tiên là một cụ ông 80 tuổi bị viêm phổi. Ca bệnh thứ 2 là một chàng trai 19 tuổi bị ức chế miễn dịch.

Cả 2 trường hợp này đều bị nhiễm trùng ruột nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium difficile. Và để điều trị, giải pháp các nhà khoa học đưa ra là cấy ghép phân từ người khỏe mạnh.

Khi đó, người hiến phân sẽ được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Ngoài ra, phân được sàng lọc cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.

Thế nhưng điều đáng nói là 2 ca bệnh này là họ đã bị nhiễm nCoV, ngay cả các bác sĩ cũng không biết vì sao họ nhiễm và nhiễm từ lúc nào.

Và các triệu chứng nCoV xuất hiện ngay sau khi cấy ghép phân. Nhưng với thể trạng suy yếu, lẽ ra 2 người này phải bị các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, họ lại chỉ bị bệnh nhẹ và cơn sốt xuất hiện chỉ vài ngày là khỏi.

Sau đó các nhà khoa học bất ngờ khi họ hồi phục nCoV nhanh đến bất ngờ. Chàng trai 19 tuổi hết các triệu chứng của nCoV chỉ trong 1 ngày mà không cần uống thuốc. Còn cụ ông 80 tuổi hết sốt chỉ sau 2 ngày cấy ghép phân, cơn sốt cũng không tái phát.

Điều này khiến các nhà khoa học rất bất ngờ. Bệnh nhân thay vì chuyển biến nặng lại chỉ bị các triệu chứng nhẹ sau khi ghép phân. Hiện tượng khác thường này không chỉ xuất hiện ở một mà cả hai ca bệnh.

Do đó, các nhà khoa học dự kiến sẽ sớm thử nghiệm cấy ghép phân để kiểm tra khả năng phục hồi của phương pháp này với bệnh nhận Covid-19. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học đề xuất dùng phương pháp cấy ghép phân để điều trị Covid-19.

Hệ vi khuẩn đường ruột có liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch con người. Khi mắc Covid-19, bệnh cũng gây ra những rối loạn trong hệ tiêu hóa.

Một số bằng chứng cho thấy cấy ghép phân có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột ở người bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện trên người, theo Science Alert.

8

Trước đó, đã ghi nhận phương pháp dùng huyết tương của người khỏi bệnh để hỗ trợ trị bệnh

Năm 2020, cũng vào thời điểm dịch bùng phát, đã có biện pháp sử dụng phương pháp dùng huyết tương của người khỏi bệnh để hỗ trợ cho người đang mắc.

TS.BS Văn Đình Tráng - phụ trách Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử (Bệnh viện Nhiệt đới TƯ) cũng từng giải thích từ hồi tháng 8/2020 thế này:

Phương pháp dùng huyết tương của người hồi phục để chữa bệnh đã có từ rất lâu. Liệu pháp này cũng đã từng dùng để ngăn chặn bùng phát của các bệnh gây ra bởi virus như: SARS, sởi, quai bị hay cúm…

Theo đó, với việc dùng để điều trị cho bệnh nhân nCoV, nguyên lý là lấy huyết tương của người nhiễm nCoV đã hồi phục để truyền cho bệnh nhân dương tính ở thể trung bình, nặng và nghiêm trọng. Như vậy, người bệnh sẽ được cung cấp kháng thể để tiêu diệt virus SARS-COV-2 khi tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục.

Những người đủ điều kiện hiến huyết tương phải từng mắc nCoV nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày. Độ tuổi từ 18-65 và cân nặng với nam là trên 50kg, nữ trên 45kg.

Ngoài ra, người hiến huyết tương cũng được xét nghiệm miễn phí các bệnh lây truyền như giang mai, viêm gan B, HIV.. để đảm bảo nguồn huyết tương sạch khi truyền để điều trị cho bệnh nhân.

Còn đối với những người nhận huyết tương là bệnh nhân nCoV thể trung bình, nặng và nghiêm trọng, được xác định nhiễm nCoV bằng xét nghiệm RT-PCR, tuổi từ 18-75.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link