Bà bầu đi tắm: Có 4 bộ phận không nên chạm mạnh, dễ gây động thai, mất con

( PHUNUTODAY ) - Tắm rửa và vệ sinh cá nhân hằng ngày giúp mẹ bầu có cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh nhưng đôi khi mẹ kì cọ quá kĩ cũng có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Dưới đây là 4 bộ phận mẹ bầu không nên chạm mạnh.

1. Rốn

Rốn vốn là một huyệt vị vô cùng đặc biệt trên cơ thể con người. Huyệt vị này có thể dễ dàng đụng chạm được bằng tay và nhìn thấy bằng mắt. Rốn giữ vai trò rất quan trọng đối với con người, chúng thực hiện nhiệm vụ liên kết các tĩnh mạch, ngũ quan, lục phủ ngũ tạng và tứ chi trên cơ thể. Nhờ đó, các bộ phận sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả, giúp con người khỏe mạnh hơn.

ba-bau-tam-co-3-bo-phan-khong-nen-cham-manh-de-gay-dong-thai-mat-con-ava1-1587028028-560-width600height450-600x387

Tuy nhiên, lỗ rốn cũng là nơi chứa nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 1400 vi khuẩn sinh sống tại bộ phận này vì đây là nơi chúng ta ít khi rửa thường xuyên bằng xà phòng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vệ sinh, kì cọ rốn thường xuyên là tốt, đặc biệt đối với mẹ bầu.

Vùng da rốn rất nhạy cảm, mẹ kì có mạnh sẽ làm gia tăng khả năng da bị nhiễm trùng, tạo cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào mạch máu, đau bụng. Nghiêm trọng hơn, tác động mạnh đến rốn cùng vùng bụng còn là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị sinh non, sảy thai.

Vì vật nếu thấy vùng rốn có nhiều chất bẩn, mẹ bầu tốt nhất nên dùng tăm bông nhúng nước ấm và nhẹ nhàng làm sạch. Tránh tuyệt đối việc dùng tay hoặc móng tay móc, kéo chất bẩn ra ngoài, chà xát mạnh vào rốn.

2. Ngực

Vùng ngực là một trong những nơi sẽ có nhiều thay đổi nhất trên cơ thể khi mẹ mang thai. Trong giai đoạn này, “núi đôi” sẽ gia tăng kích thước chóng mặt, trở nên lớn hơn và màu sắc cũng sẽ sẫm màu hơn.

Em bé sau khi chào đời cần bú sữa mẹ, do vậy việc vệ sinh vùng ngực trong thời gian mang thai là điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, những hành vi kích thích đầu ti lại vô cùng nguy hiểm đối với thai nhi. Nó có thể làm tăng các cơn co thắt tử cung không đúng thời điểm, gây dọa sảy hoặc sinh non.

Tốt nhất để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cũng như bảo vệ sức khỏe của thai nhi, mẹ chỉ nên lau vùng ngực nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Trong khi tắm, bà bầu nên rửa bầu ngực theo chiều kim đồng hồ, tránh chà xát quá mạnh để tránh dẫn đến các cơn co thắt tử cung. Nếu rỉ sữa non cuối thai kỳ cần phải dùng thêm miếng lót thấm sữa và mặc áo ngực thật thoải mái.

3. "Vùng kín"

ba-bau-tam-co-3-bo-phan-khong-nen-cham-manh-de-gay-dong-thai-mat-con-2-1587028028-34-width600height450

Khi mang thai, dịch âm đạo của người phụ nữ sẽ có những sự thay đổi nhất định, chúng tiết ra nhiều khiến chị em luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu và muốn vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên khi vệ sinh vùng nhạy cảm này, mẹ bầu được khuyên không nên dùng các chất dung dịch tẩy rửa có thành phần hóa chất vì có thể làm âm đạo bị tổn thương, nhiễm trùng. Thay vào đó mẹ hãy làm sạch nhẹ nhàng bằng nước, không chà xát mạnh để tránh rách da, nhiễm trùng. Bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng dễ tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng lưu ý không nên ngâm trong bồn tắm quá lâu vì nước có thể đi vào "vùng kín" và trong nước cũng chưa không ít vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Sau khi vệ sinh vùng kín, mẹ không nên mặc đồ lót luôn mà hãy đợi khi vùng kín khô để tránh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

4. Bụng bầu

Khi tắm, điều quan trọng nhất bà bầu cần ghi nhớ để không gây hại đến thai nhi là không tắm bằng nước quá nóng, không được xả nước nóng trực tiếp lên bụng bầu và kỳ quá mạnh ở bụng. Bạn cũng lưu ý không nên xả nước quá mạnh khiến thai nhi bên trong giật mình.

Cách tắm hợp lý nhất là mẹ sử dụng khăn mềm để chà nhẹ nhàng lên da bụng. Nước tắm cũng ở mức vừa phải bởi nếu dùng nước quá nóng có thể khiến thân nhiệt bà bầu tăng đột ngột và tăng cao gây nguy hiểm cho thai nhi.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn