Hành lá bị xịt thuốc màu nhuộm đen tay người nhổ, thực hư là như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc.

Mới đây, trên mạng xã hội đang lan truyền một số hình ảnh người dân cầm bó hành lá khiến màu xanh phai hết ra tay. Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc… Do vậy, xịt thuốc tạo màu vào hành lá đang là câu chuyện khiến nhiều người tiêu dùng khiếp sợ trong chuyện ăn uống.

Theo đó, đoạn chia sẻ với lời kêu gọi mọi người hãy thương đồng loại mình, dừng ngày những hành động mang tính hủy hoại cộng đồng. Và trong chia sẻ của bài viết này chính là: Dừng ngay việc xịt thuốc màu vào hành lá.

Theo chia sẻ của bài viết, nếu có bắt buộc sử dụng thuốc xịt màu vào hành lá thì phải đợi hết màu rồi hãy thu hoạch. Chỉ có như vậy mới đảm bảo chúng ta không ăn phải hành lá toàn hóa chất. Vậy thực hư điều này ra sao?

hanh-xanh-1-153804018248689070700

Chỉ là thông tin xuyên tạc

Đoạn chia sẻ sau vài giờ đồng hồ đã có rất nhiều lượt like, share. Nhiều bình luận bày tỏ lo lắng không dám ăn hành lá. Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc.

Nhiều người lại than vãn chuyện người Việt chỉ biết đầu độc nhau. Vậy có thực hay không chuyện xịt thuốc màu vào hành lá? Ăn hành lá còn nguyên hóa chất bám ngoài sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe gì? Và liệu có giải pháp ngăn chặn cũng như phòng tránh nguy hại sức khỏe?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết:

"Những thông tin trên mạng xã hội chỉ mang tính chất tham khảo, nó không có định hướng để bạn đọc tin vào. Nhiều trường hợp xuyên tạc, ý đồ không tốt dẫn đến ảnh hưởng đến người nông dân Việt Nam."

3f6b54b029f6c0a899e7

Trong trường hợp này, có thể người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đồng sunphat để phun vào hành sau đó nhổ lên bán luôn. Tuy nhiên, đồng sunphat thường chỉ sử dụng vào việc trừ nấm, trị xoăn lá ở cà chua. Việc sử dụng để phun tưới hành lá thì hoàn toàn sai, không đúng với loài cây sử dụng.

Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thể khiến màu phai trên hành lá bị phai ra như thuốc gốc đồng, Dithane xanh… Nhưng theo như hình ảnh ghi lại, việc phun xong vẫn còn dư lượng quá mức đến nỗi thôi nhiễm ra cả bàn tay thì vô cùng nguy hiểm, không đảm bảo an toàn trong trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm.

Như vậy, kết hợp cả 2 điều này thì có thể thấy, một người nông dân chuyên trồng hành mà lại xịt thuốc màu vào hành lá nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo

Hành lá vốn dĩ màu xanh, không ai xịt thêm màu xanh vào làm gì cả. Nếu chuyện xịt vào hành lá đang bị úa để xanh tươi hơn cũng chỉ là phỏng đoán của cá nhân, việc này vẫn phải chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ.

Chuyên gia khuyên người dùng mạng xã hội không nên quá hốt hoảng dẫn đến hành vi tẩy chay việc dùng hành lá vì nghi ngại sản phẩm thấm đẫm hóa chất.

Chuyên gia khuyên người dùng mạng xã hội không nên quá hốt hoảng dẫn đến hành vi tẩy chay việc dùng hành lá vì nghi ngại sản phẩm thấm đẫm hóa chất.

"Vấn đề là phun xong vẫn còn dư lượng quá lớn đến mức thôi nhiễm cả ra tay là không ổn". - PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Như vậy, việc mạng xã hội đưa tin là người nông dân xịt thuốc màu vào hành lá nhiều khả năng là xuyên tạc, bịa đặt. Bởi hành lá vốn dĩ đã có màu xanh, không ai xịt màu xanh vào làm gì.

Tất nhiên việc ăn hành lá còn nhiễm hóa chất cũng như bất cứ thực phẩm nào nhiễm hóa chất cũng có thể dẫn đến tích độc, lâu dần thành những bệnh mãn tính như ung thư.

Câu chuyện xịt thuốc màu vào hành lá góp phần vào lo ngại tiêu thụ thực phẩm bẩn – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loạt các căn bệnh mãn tính nguy hiểm khiến nhiều người hiện nay vô cùng kinh hãi.

Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên tỉnh táo, không nên tin thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo, chính quyền địa phương nên quản lý chặt chẽ việc nuôi trồng của bà con, áp dụng đúng các quy tắc trong trồng trọt, đảm bảo đúng bệnh, đùng thuốc, đúng lúc, đúng thời gian cách ly… để có sản phẩm tốt nhất, tiết kiệm chi phí nuôi trồng và tăng lợi nhuận buôn bán.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn