Bà bầu ăn măng: Người bảo "được"- kẻ bảo "không", câu trả lời chính xác là gì?

( PHUNUTODAY ) - Măng chế biến được nhiều món ngon tuy nhiên bà bầu có ăn được măng không là điều không phải ai cũng biết.

Bà bầu ăn măng có được không?

Nhiều người thích ăn măng nhưng thực tế, măng chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất đó là glucozit sản sinh ra acid xyanhydric. Khi bà bầu ăn nhiều măng, glucozit vào dạ dày bị phân hủy tạo thành acid xyanhydic và biểu hiện bên ngoài dưới dạng dịch nôn.

Các chuyên gia cho rằng bà bầu ăn măng cần chú ý ăn với mức độ vừa phải để tránh gây ra các tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:

Tuyệt đối không ăn măng tươi, nếu măng khô cần phải rửa kỹ 4 – 5 lần nước. Ngâm muối trước khi sơ chế để loại bỏ các bụi bẩn. Đặc biệt chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần 200g là vừa đủ.

Riêng đối với người bình thường nên làm sạch và sơ chế măng trước khi sử dụng. Ăn khoảng 2 – 3 lần/tháng là đủ, mỗi lần 300g.

bau-co-an-duoc-mang-khong2-2019-11-25-21-48_1

Tác hại khi bà bầu ăn măng

Gây thiếu máu

Thông thường khi mang thai bà bầu cần thường xuyên bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn măng bà bầu có nguy cơ bị thiếu sắt. Bởi măng chứa chất làm hạn chế sự hình thành máu.

Đặc biệt là độc tố cyanide trong măng tươi ảnh hưởng xấu tới chuỗi hô hấp. Đồng thời vô hiệu hóa enzym sắt khiến bà bầu bị thiếu oxy gây ra tình trạng thiếu máu.

Đầy bụng và khó tiêu

Trong măng tươi chứa khoảng 2.56% thành phần là chất xơ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề đầy hơi và khó tiêu ở bà bầu. Nhất là đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng dễ khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở lên trầm trọng hơn.

Gây ngộ độc

Một số trường hợp bà bầu ăn măng còn dẫn đến ngộ độc kèm theo các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, khó thở, hạ huyết áp,… nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cụ thể xác định việc bà bầu ăn măng khiến thai nhi nhiễm độc.

Cách 1: Đầu tiên, bóc vỏ măng rồi luộc khoảng 2 - 3 lần, để mở vung. Sau khi vớt măng ra, ngâm măng trong nước gạo trong vòng 2 ngày. Nhớ phải thường xuyên thay nước gạo 2 lần/ngày để tránh độc tố còn ngấm lại vào măng.

Cách 2: Bà bầu có thể cho thêm một nắm rau ngót vào nồi luộc chung với măng đã rửa sạch và cắt nhỏ. Khi măng chín thì đổ hết nước và cho thêm nước lạnh vào. Sau đó vớt hết lá ngót ra rồi bắt đầu chế biến các món ăn từ măng.

Cách 3: Cho măng tươi cả vỏ vào trong nồi, thêm một vài trái ớt bỏ hạt và cho nước gạo vào tiến hành đun sôi. Sau khi tắt bếp, mẹ bầu vớt măng để nguội rồi mới bắt đầu bóc vỏ và rửa lại bằng nước sạch.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn măng

Hàm lượng chất cyanide trong măng tương đối cao. Do đó, khi ăn măng, bà bầu nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.

Bà bầu nên hạn chế tối đa ăn măng tươi vì trong măng tươi còn chứa nhiều độc tố chưa được loại bỏ hết.

Khi ăn măng khô bà bầu cần ngâm nước muối ít nhất 6 tiếng để loại bỏ bụi bẩn và độc tố còn sót lại. Sau đó rửa kỹ lại với nước sạch khoảng 4 - 5 lần.

Không nên dùng nước ngâm và luộc măng vì chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe bà bầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bà bầu chưa thích nghi được với sự thay đổi của việc mang thai. Do đó không nên sử dụng măng khô trong thực đơn hàng ngày vì có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, no lâu, khó tiêu…

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn