Phát ban ở trẻ sơ sinh và cách trị

( PHUNUTODAY ) - Nếu bé nhà bạn bị phát ban thì các bậc phụ huynh phải làm sao, những dấu hiệu nhận biết của bé khi bị phát ban là gì và cách điều trị ra sao. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Một số dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Không có những biểu hiện cụ thể nào về thân nhiệt của trẻ mà tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, thường biểu hiện chung của sốt phát ban là sau một tuần, trẻ thường bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ (37,5oC- 38oC) hoặc sốt cao (39oC – 40oC), khi bớt sốt sẽ xuất hiện những vết ban màu hồng trên người với tính chất đặc thù của từng bệnh. Sau đây là một số biểu hiện chung khi trẻ bị sốt phát ban:

+ Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.

+ Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.

+ Trẻ bị co giật.

+ Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nhỏ khi sốt phát ban

Sốt phát ban có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát ban phải kiêng gió, kiêng tắm, ăn tinh là một sai lầm. Trong suốt thời gian bị sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho bé, thì trước hết bé sẽ cảm thấy bức bối.

7.cach-dieu-tri-phat-ban-o-tre-so-sinh-phunutoday.vn

 

Tuy nhiên hệ quả xấu của kiêng khem là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi được với bệnh tật.

Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà như sau:

+ Hạ sốt đúng cách cho trẻ:

Nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

+ Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ:

Khi trẻ ho nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…

+ Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

+ Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.

+ Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

+ Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường:

Theo lời khuyên của các bác sĩ thì những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

+ Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng:

Các mẹ nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.

Khi nào cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ trong trường hợp bé bị sốt quá cao, bởi vì bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt hơn 39,5 độ C (103 độ F).

+ Trẻ bị sốt cơ giật:

Trẻ có thể bị giật kinh khi nhiệt độ cơ thể bất thình lình lên cao quá nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp bé đang bị sốt cao mà không giật kinh thì có nghĩa là em sẽ không giật.

Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt cao các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Còn trong trường hợp, tự nhiên trẻ bị giật kinh thì mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

+ Sốt kéo dài:

Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài trong 1 tuần hoặc nổi ban đỏ kéo dài hơn 3 ngày thì mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ nhà bạn bị sốt phát ban mà bạn có hệ miễn nhiễm kém thì hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình để được tư vấn, bởi vì nếu chăm sóc trẻ bạn có thể bị bệnh nặng hơn trẻ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn