Phá sản lớn nhất của đời người là thất tín

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, chữ “tín” quan trọng như vậy nhưng để giữ được nó là điều vô cùng khó khăn.

 Đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất chữ tín

Trọng chữ tín là một phẩm chất cao quý. Người thiếu chữ tín sẽ không có thể tạo dựng cho mình tình bạn hay bất cứ mối quan hệ bền vững nào trong cuộc sống. Sự bội tín dù có khi thu được món lợi nào đó, nhưng cái giá phải trả có khi kéo dài trong cả cuộc đời. Mất tiền còn có thể tìm lại được, nhưng mất chữ tín rất khó lấy lại được lòng tin. Giữ chữ tín là nguyên tắc hàng đầu, là chuẩn mực đạo đức trong tất cả các mối quan hệ, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội.  Không ai muốn kết giao với người bất tín. Đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất chữ tín. Hãy giữ chữ tín vì đó là một tài sản vô giá.

8ea365f8f2eb81c3200c423c28cc5d34

Làm người không giữ chữ tín thì không làm được việc gì thành công

Trong “Luận ngữ” có câu: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô khẩu, tiểu xa vô khẩu, kì hà dĩ hành chi tai?“, đại ý là nếu con người không giữ chữ tín, cũng giống như một cỗ xe lớn không có đoạn gỗ chốt nối giữa càng xe và ách xe, xe sẽ không thể chạy được.

Vào thời Xuân Thu, có một người nước Ngô tên Quý Chát lần đầu tiên đi sứ sang nước Tần, đi ngang qua phía bắc của Từ quốc. Vua của nước Từ rất thích bảo kiếm của Quý Chát, nhưng không nói ra. Trong lòng Quý Chát biết điều đó nhưng vì vẫn phải đi sứ sang nước khác nên chưa thể tặng cho vua nước Từ được. Sau đó khi ông đi sứ xong và quay trở lại Từ quốc thì quốc vương nước Từ đã băng hà. Thế là ông liền cởi bỏ bảo kiếm xuống và treo trên cái cây trước mộ của đức vua. Tùy tùng của ông hỏi: “Thưa tướng quân, vua Từ quốc đã băng hà rồi, thì thanh bảo kiếm này còn phải tặng ai nữa?”. Quý Chát trả lời: “Không phải như ngươi nghĩ là xong đâu, ban đầu trong lòng ta đã quyết định tặng bảo kiếm cho ông ấy, sao mà có thể vì việc ông ấy đã mất rồi mà đi ngược lại với lời hứa của mình chứ!”

20170801-1158

Quý Chát ngày xưa chỉ là nhận lời với người khác ở trong tâm mà vẫn còn giữ chữ tín như vậy. Ngược lại so với chúng ta ngày nay có rất nhiều người lời hứa đã nói ra thậm chí đã viết thành văn bản, nhưng thực hiện thì không biết được bao nhiêu? Thủ tín, là một nhân cách đáng quý của con người mà chúng ta có dùng tiền cũng không mua được, đường đường chính chính làm người thì nên làm việc một cách rõ ràng rành mạch. Đừng bao giờ để người khác mất lòng tin vào bạn, bởi khi người khác tin bạn, đó chính là giá trị của bạn trong lòng người đó.

Thất tín chắc chắn là sự phá sản lớn nhất của một con người

Thượng đế tạo ra hình hài con người nhưng ngài không thể tạo ra tính cách mỗi người được, bởi vậy rất khó để tạo niềm tin với người khác nhưng thật dễ để đánh mất nó. Người ta hay lầm tưởng hoặc biện minh cho những lý do của mình mà ít ai hiểu rằng khi niềm tin của người khác đã mất thì rất khó tạo dựng lại. Gieo một hạt mầm, phải qua rất nhiều công đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng để hạt mầm lớn lên nhưng chỉ tốn một vài giây để người ta vứt đi thành quả của mình. Người xưa khi nói thường hay dùng từ tín nghĩa, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay thì chữ tín nghĩa thường được ghi thành tín dự nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Tín là cầu nối giữa con người với con người là nền tảng cũng như là cơ sở để con người sống chân thành với nhau. Nếu như con người không giữ được chữ tín thì con người như mất đi tất cả thế mới nói thất tín chính là phá sản lớn nhất của đời người.

                                                                           

          

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn