Cản trở không cho người khác ly hôn có thể bị phạt tù

( PHUNUTODAY ) - Từ ngày 1.1.2018 vợ hoặc chồng nếu cố tình gây cản trở nếu không cho người khác ly hôn có thể bị phạt đến 3 năm tù giam.

Theo quy định từ ngày 1/1/2018, khi bắt đầu có hiệu lực, BLHS đã mở rộng các hành vi được coi là nguy hiểm cho xã hội trong chế định hôn nhân gia đình, trường hợp một bên trong quan hệ hôn nhân (người vợ, người chồng) muốn ly hôn mà người chồng, người vợ hay gia đình hai bên cản trở không cho ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác. Tuy nhiên, hành vi cản trở ly hôn chỉ bị xử lý hình sự khi người có hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở đó mà còn tiếp tục vi phạm. Hình phạt cao nhất có thể lên đến 03 năm tù.

1434772828-10072013_thoisu_baoluc

Cản trở không cho người khác ly hôn có thể bị phạt tù 

Để thông tin rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Tri thức trẻ đã có cuộc trao đổi với , luật sư luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Trước đây, hành vi cản trở người khác ly hôn, chỉ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167 năm 2013, mức phạt của hành vi này cao nhất chỉ tới 300.000 đồng. Tuy nhiên, từ khi bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 ra đời thì hành vi cản trở người khác ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của BLHS (Bộ luật hình sự) mới".

Trước quy định mới này, luật sư Cường phân tích thêm: "Điều kiện để khởi tố hình sự về hành vi cản trở người khác ly hôn là người vi phạm trước đó đã bị xử phạt hành chính. Vì vậy, nếu trong quan hệ hôn nhân mà lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, một bên yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý, ngược lại, còn uy hiếp tinh thần, ngược đãi hoặc dùng các yêu sách khác để cản trở ly hôn thì người còn lại có quyền trình báo với cơ quan công an xem xét, để xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013. Nếu như người bị xử lý hành chính đó vẫn tiếp tục vi phạm, tiếp tục cản trở ly hôn thì người bị cản trở có quyền trình báo để yêu cầu xem xét về hành vi cản trở người khác ly hôn theo quy định tại điều 181 BLHS". "Với tính chất răn đe của chế tài mới này thì việc ly hôn sẽ thuận lợi hơn đối với những người bị cản trở ly hôn. Họ có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp, xử lý, hoặc nếu nghiêm trọng, họ có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hình sự ở mức cao nhất", luật sư Cường nhận định.

Trong nhiều năm trước, việc li hôn được xem là trái đạo lý và đáng bị lên án, đặc biệt nếu người chủ động lại là phụ nữ thì việc ly hôn càng khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, với nguyên tắc bình đẳng dẫn đến việc nhìn nhận về vấn đề li hôn đã trở nên thoáng hơn. Nếu vợ chồng có những vấn đề không thể hòa giải để tiếp tục chung sống thì việc li hôn là tất yếu. Đối phương cần tôn trọng quyết định của nhau.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn