18 mâm cơm cữ "ngon - bổ - rẻ" mẹ bầu nào cũng nên lưu lại ngay

( PHUNUTODAY ) - Những mâm cơm không chỉ rẻ, ngon mắt, ngon miệng mà lại cực kỳ dinh dưỡng giúp các mẹ lợi sữa mà chẳng cần lo bị béo.

4 nhóm dinh dưỡng không thể thiếu dù ở cữ

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh chế độ ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm:

Ads by AdAsia

Play

  • Chất đạm: Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…
  • Chất béo: Ngoài các thực phẩm nhiều chất béo, nên sử dụng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
  • Chất bột đường: Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng. Với tinh bột nên ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún và bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem lạnh…
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…, hoặc các loại củ quả có màu đỏ, màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ…

Lưu ý để nấu cơm ở cữ “chuẩn không cần chỉnh”

Dù được ăn thoải mái 4 nhóm chất trên nhưng phương thức chế biến món ăn cho bà đẻ cũng có những lưu ý nhất định:

  • Món ăn trong thời gian ở cữ phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa.
  • 1-2 ngày đầu sau sinh nên ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp, mì, trứng gà…
  • Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Có thể bổ sung thức ăn giàu năng lượng như canh gà, xương
  • Với mẹ rạch tầng sinh môn nên chia nhỏ bữ ăn 5-6 lần/ngày trong tuần đầu
  • Sinh mổ thì hệ tiêu hóa đã hồi phục sau 24 có thể áp dụng chế độ ăn từ lỏng – đặc
  • Với mẹ sinh mổ chưa đánh hơi được không nên ăn: cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía… mà chỉ nên ăn cháo loãng, những món khó tiêu và thực phẩm lên men không hề tốt cho vết mổ lại khiến mẹ thêm khó chịu.
  • Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường, có thể ăn chế độ bình thường.
mam-com-o-cu-6
mam-com-o-cu-11
3133_20426927_1435457033228223_1604640406_o
3023_20401024_1435327896574470_202962911_n
3133_20426927_1435457033228223_1604640406_o
3036_20400906_1435327923241134_1102004581_n
3049_20427988_1435327959907797_896714230_n
3101_20371019_1435327993241127_1624946117_n
3122_20427178_1435456666561593_1933811270_o
3105_20371185_1435327996574460_340825444_n
21616386-2081473415249083-1748200059662867014-n-1505879200729
21558577-2081473955249029-3149122284154430323-n-1505879200724
21616181-2081473171915774-2626639141080990878-n-1505879200726
21686088-2081473355249089-3407242760697433897-n-1505879200732
21617908-2081473798582378-325355674474746176-n-1505879200730
21559084-2081474185249006-4706483076960159608-n-1505879200726
21317961_2071724
19665417_2071349

Sau sinh kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm cay: Trong vòng 6 tháng sau sinh không nên ăn thực phẩm cay nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ.
  • Loại bỏ caffein: Chỉ với một lượng nhỏ đồ uống có caffein cũng có thể gây khó ngủ cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ
  • Thực phẩm nhiều mỡ:  Các món này có hàm lượng calo cao, nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu mỡ cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
  • Quả bơ: Loại quả này có thể gây dị ứng cho trẻ
  • Thực phẩm nặng mùi: Những gia vị như tỏi, cà ri có thể tồn tại rất lâu trong sữa mẹ và làm trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí bỏ bú vài ngày.
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn