Cổ nhân dạy: Trong đời có 3 việc không nên nghĩ, 3 việc không nên và 3 việc ngớ ngẩn không nên làm

( PHUNUTODAY ) - Đời người có 3 việc không nên nghĩ, 3 việc không nên giúp, 3 loại tiền không cho mượn và 3 việc ngớ ngẩn không nên làm.

Ba việc không nên nghĩ

1. Đừng nghĩ đến việc không thể làm nổi

Việc không làm được, việc không đạt được thì đừng nghĩ. Đừng cố gắng đeo bám những việc ngoài phạm vi khả năng của mình.

Trang Tử từng nói: “Biết sự tình đã hết cách, không biết làm thế nào nữa mà lòng vẫn vui vẻ thuận theo mệnh”.

2. Đừng nghĩ đến việc đã qua từ lâu rồi

Việc đã qua không thể níu kéo lại, nếu cứ mãi mê lạc trong bóng tối u ám của quá khứ, chúng ta sẽ mất cơ hội tìm ra con đường phía trước.

Quá khứ là nơi thích hợp để ghé thăm nhưng không phải là nơi lý tưởng để ở lại. Hãy xua tan bóng tối u ám, dai dẳng đeo bám của quá khứ, bước chân ra ngoài thềm để cảm nhận nắng xuân đang lung linh vẫy gọi.

843-1

3. Đừng nghĩ đến việc quá xa vời

Xe đến trước núi đường tự có, thuyền đến đầu cầu tự thẳng trôi.

Đừng nghĩ ngợi nhiều về tương lai xa xôi. Những tháng ngày phía trước còn là ẩn số với rất nhiều biến số, quá suy nghĩ sẽ thêm phiền muộn.

Hiện tại là điều duy nhất ta có thể nắm giữ được. Hãy cảm nhận sự sống đang diễn ra và bước những bước chân vững chắc trong từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây.

Ba việc không nên giúp

1. Việc vượt quá khả năng

Người xưa thường nói: “Sức hèn chớ vác nặng, lời nói không trọng lượng chớ khuyên ai”.

Giúp người cần cân nhắc đến khả năng của mình, không thể tùy hứng hứa hẹn để rồi lại không thực hiện được.

2. Can thiệp vào chuyện tình cảm

Can thiệp vào chuyện tình cảm là can thiệp vào cảm xúc, hôn nhân của người khác. Người xưa nói: “Không làm mai mối thì tốt đẹp 3 đời”.

Nhân duyên do trời định, con người không nên can thiệp, nhất là bằng chuyện mai mối.

3. Việc không nguy cấp

Có câu nói: “Giúp nguy cấp chứ không giúp bần cùng”.

Khi người thân gặp khó nạn, việc giúp đỡ trong khả năng cho phép là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, dù ai thì cũng không thể thay đổi vận mệnh của con người, chỉ có thể giúp trong lúc nguy cấp.

Đối với những người không chịu đi lên bằng đôi chân của chính mình, sự giúp đỡ thường xuyên của người khác sẽ khiến anh ta thêm tính ỷ lại. Có bài học giáo huấn rất sâu sắc rằng: “Đấu gạo mang ơn, gánh gạo mang thù”.

3 việc ngu ngốc không nên làm trong đời

1. Không nhúng tay vào việc mua xe mua nhà của người thân

Người thân mua xe mua nhà tìm đến bạn, để tham khảo ý kiến, tuyệt đối không nên can thiệp vào quá sâu, những chuyện như vậy có thể tránh được thì nên tránh, bởi vì suy nghĩ của bạn và suy nghĩ của họ chắc chắn luôn có sự khác biệt không nhỏ, những điều phiền phức theo sau sẽ là rất nhiều, đến khi sự lựa chọn của người thân không đạt được sự hài lòng như mong muốn, chắc chắn họ sẽ ngại đổ lỗi lên bạn.

f2064e871cc0a979df0618232a228e01

2. Không nhúng tay vào việc của anh em họ hàng

Đừng nghĩ rằng bạn ra đời đã sành sỏi thế sự, thực tế, hầu hết những người ở quê nhà đều không thay đổi nhiều, đặc biệt là trong tư tưởng và ý thức, những người anh em họ hàng thường là vì lợi ích cá nhân mà mâu thuẫn, mỗi người một nghề thật khó để phân bua, bạn ở nơi xa, khó lòng hiểu được tường tận sự tình, nên tốt nhất là đừng nhúng tay vào chuyện xích mích họ hàng.

3. Không nhúng tay vào tình cảm hôn nhân của bạn bè

Ngay cả những mối quan hệ bạn bè thân thiết thế nào, liên quan đến việc hôn nhân tình cảm, làm người trung niên đều không nên can thiệp vào, đặc biệt là tình cảm giữa những người trung niên thì càng phức tạp hơn, không phải là trật bánh thì là bị phản bội, vốn dĩ đã là việc khó xử lý, cho dù bạn là người có nhận thức và khả năng đánh giá mạnh đến thế nào, thì cũng chỉ là một người bạn, tình cảm phải do đối phương tự quyết, do đó nên tránh can thiệp vào vấn đề thế này sẽ tốt hơn.

Đời người rốt cuộc có 3 điều ‘không nên’

1. Sự bất tha: Làm việc không nên lần lữa

Hồi nhỏ chúng ta đều có rất nhiều mộng tưởng. Nhưng biết bao nhiêu giấc mơ ấy cứ bị lần nữa, hết lần này tới lần khác, cuối cùng đều thành dang dở?

Trong “Thái Căn Đàm” có một câu như sau: “Đời người chỉ như hạt gạo trong kho, như tia chớp vụt qua trước mắt, như cây gỗ mục bên bờ vực thẳm, như một con sóng giữa biển khơi. Nếu biết điều này sao lại không thấy bi ai? Sao lại không thấy hạnh phúc? Làm thế nào mới có thể không phá bỏ mà cứ ôm giữ nỗi lo ham sống của con người? Làm thế nào mới có thể không lưu lại nỗi nhục sống một cách hoang phí?”

Đoạn này đại ý là đời người quá ngắn ngủi. Nếu biết được điểm này thì con người sẽ không phải hối tiếc vì lãng phí thời gian quý giá của mình.

2. Thoại bất đa: Lời không nên nói nhiều

Trong “Thái Căn Đàm” có nói rằng: “Người có đức thì kiệm lời, người hấp tấp thường lắm lời”.

Người có đạo đức tự biết mình hành thiện không đủ, nên nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ thì họ cũng không mở miệng. Người hấp tấp, nóng vội muốn khoe khoang nên nói rất nhiều. Có câu “Họa từ miệng mà ra”, vậy nên những gì nên nói thì mới nói, những gì không nên nói thì nhất thiết không được nói. Nếu không tai họa sẽ giáng xuống đầu lúc nào không hay.

3. Nhân bất tác: Làm người chớ khoa trương

Một người khiêm tốn quá mức gọi là “tác” mà luôn khoa trương quá trớn cũng gọi là “tác”.

Ngưu Nhị trong “Thủy Hử” đã để lại một câu nổi tiếng trước khi chết rằng: “Hãy đến đây, nếu là hảo hán hãy cho ta một đao!”. Sau đó liền bị Dương Chí chém chết. Đây gọi là bất tác bất tử (không khiêu khích thì không bị chết).

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn