Mê mẩn với hàng rào hoa hồng dại đẹp tuyệt vời

( PHUNUTODAY ) - Hồng dại vừa cho hoa đẹp để làm cảnh vừa là một dược phẩm chữa trị nhiều chứng bệnh

Đặc điểm hoa hồng dại

hoc117

Hoa hồng dại khá khỏe mạnh và có thể phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng, chẳng hạn như lề đường, quanh hàng rào của nhà, ở những cánh đồng hoang... Nhiêu đó thôi ta cũng đã thấy được sức sống mãnh liệt của hoa. Và từ đó hoa hồng dại biểu tượng cho một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu nồng cháy không bao giờ lụi tàn.

Ta thường bắt gặp những bông hoa hồng dại ở thôn quê. Họ thường có bụi hồng trước nhà hay một hàng rào với đầy những bông hồng dại khoe sắc, vì loài hoa này tương đối dễ trồng - ta có thể chiếc cành.

Hồng dại có bông rất thơm. 

Công dụng của hồng dại trong chữa bệnh

1_123044

Trong những bộ phận của hoa hồng dại, phần rễ cây là vị thuốc quý chữa được nhiều chứng bệnh thường gặp. Rễ hoa hồng dại vị đắng, chát, tính mát, tác dụng sát trùng, chữa lỵ, trừ thấp nhiệt, chữa mụn nhọt, lở ngứa, chữa bệnh tiêu khát, đái dắt, trẻ em bị kiết lỵ lâu ngày, phong thấp teo cơ, lưng gối đau mỏi, đi lại vận động khó khăn.

Chữa phong thấp teo cơ: Rễ hoa hồng dại 20g, cây vú bò 15g, ngưu tất 10g, cốt toái bổ 12g, hà thủ ô 16g, cẩu tích 14g, cành dâu 15g. Đem các vị trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 60ml nước thuốc, dùng liên tục trong vòng 20-25 ngày.

Chữa lưng gối đau mỏi: Rễ hoa hồng dại 30g, dây đau xương 18g, ngưu tất 15g, cẩu tích 190g, cốt khí củ 12g, tỳ giải 20g. Đem các vị trên sắc lấy nước uống, mỗi lần uống 60ml nước thuốc, ngày uống 3 lần và uống liên tục trong thời gian 20-25 ngày.

Chữa chứng kiết lỵ lâu ngày của trẻ em: Rễ hoa hồng dại 30g, lá mơ lông 10g, cỏ sữa 10g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống hết một thang, uống như nước hàng ngày đến khi hết bệnh.

Chữa chứng đái tháo: Rễ hoa hồng dại 30g, bông mã đề 5g, lá sen 15g. Đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.

Cách trồng và chăm sóc hồng dại

muon-co-hang-rao-hoa-hong-dep-tuyet-ma-song-khoe-de-cham-trong-ngay-hoa-hong-dai-dsc_0042-1529312660-686-width600height401

Chuẩn bị:

Cành hồng dại khỏe mạnh, mập mạp, mầm ngủ nổi rõ. Sau khi chọn xong những cành hồng thì cắt bỏ đoạn ngọn non và đoạn gốc già vì mầm sẽ mọc yếu.

- Đất trồng: Cây hoa hồng dại tầm xuân thích hợp với đất cát pha, đất thịt nhẹ, dễ thoát nước. Đất nên được làm sạch cỏ, bón lót phân,... trước khi trồng.

- Chuẩn bị các dụng cụ trồng như xẻng, bay, chậu trồng nếu có,...

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên ta bón lót phân hữu cơ vào hố, trộn phần đất thịt còn lại để dùng lấp sau khi trồng.

Bước 2: Cho cành hồng giống xuống hố, cành hồng dạicần dài chừng 50cm, để nghiêng càng, lấp đất 1/3 cành giống. Trồng theo hàng ngang cách nhau 50cm, cây cách cây khoảng chừng 30cm trên mặt luống sau đó nén chặt gốc bằng đất.

Bước 3: Phủ 1 lớp trấu bên trên để giữ độ ẩm cho đất, tránh bốc hơi. 

Bước 4: Giai đoạn chăm sóc hoa hồng dại là giai đoạn cần được chú ý và quan tâm nhất. Cần phải làm cỏ, xới đất nhẹ bằng bay hoặc xẻng nhỏ. Không cần bón quá nhiều phân cho loài cây này, sau 3 tháng bón thúc bằng phân hữu cơ vi sinh.

Cây hồng dại không chịu được úng, nói chung lúc trồng cây hoa hồng dại tthì không tưới nhiều nước. Đối với mùa hè, mùa khô chỉ tưới một ít nước. Trung bình 2-3 ngày tưới 1 lần.

Trong quá trình chăm sóc cây bạn nhớ tỉa bỏ bớt những mầm và đặc biệt là những chồi nhỏ, mỗi khóm chỉ nên giữ lại ít nhất tầm 7-8 cành dài, khoẻ nhất nhằm nâng cao chất lượng cành hoa. Hàng tháng cũng nên tưới thêm nước phân chuồng pha loãng cùng với kali để giúp cây có đầy đủ dinh dưỡng và phát triển một cách khỏe mạnh.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn