Hà Nội: Những điều cần chú ý trong tuyển sinh vào lớp 10

( PHUNUTODAY ) - Chỉ còn hơn một tuần nữa là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Hà Nội chính thức diễn ra, các thí sinh năm nay nên nắm rõ những điều sau để có một kỳ thi thuận lợi và không vi phạm quy chế.

Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018 - 2019 tại Hà Nội sẽ diễn ra ngày 7/6, buổi sáng thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán và đều bằng hình thức tự luận.

Năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội giữ nguyên phương thức “Thi tuyển kết hợp với xét tuyển" để tuyển sinh vào các trường THPT công lập trên địa bàn. Tuy nhiên, tuyển sinh vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập có những thay đổi nhất định.

Cụ thể, các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương thức “Xét tuyển” bằng một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Xét tuyển căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018 - 2019.

Phương án 2: Xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Chế độ ưu tiên

Mức điểm ưu tiên chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng liên tiếp nhau là 0,5 điểm. Đối tượng được hưởng mức ưu tiên thấp nhất là 0,5; cao nhất là 1,5 điểm.

Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên, chỉ được hưởng một mức ưu tiên cao nhất.

Chế độ khuyến khích

Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội sẽ không còn cộng điểm khuyến khích cho các thí sinh đoạt giải trong các kỳ, cuộc thi văn hóa, khoa học kỹ thuật, thi viết thư quốc tế, giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán bằng tiếng Anh, giải toán trên internet, thi văn nghệ, thể thao... các cấp.

Tại kỳ thi năm học 2018 – 2019, Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ cộng điểm khuyến khích đối với học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông: loại Giỏi (cộng 1,5 điểm); loại Khá (cộng 1 điểm); loại Trung bình (cộng 0,5 điểm)

Điểm xét tuyển được tính bằng: điểm THCS (kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS) + điểm thi hai môn Ngữ văn, Toán (hệ số 2) + điểm cộng thêm.

Empty

Ngoài ra, các thí sinh cần nắm rõ một số quy chế sau để tránh mắc sai lầm, làm ảnh hưởng đến kết quả của kỳ thi quan trọng này:

- Thí sinh đi trễ quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi, dù bất cứ lý do gì. Thí sinh nào đi muộn, nếu chưa đến giờ làm bài sẽ bị lập biên bản rồi vào thi bình thường. Trường hợp thí sinh đi muộn nhưng chưa quá 15 phút tính từ thời gian bắt đầu làm bài thì sẽ làm bài ở phòng thi dự phòng.

- Thí sinh cũng lưu ý chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. không được mang điện thoại vào phòng thi. Đây là điều rất quan trọng, phụ huynh, cán bộ coi thi cần nhắc thí sinh thật kỹ trước khi các em vào phòng thi.

- Đề thi, giấy thi, giấy nháp của thí sinh được bảo quản và nộp cho trưởng điểm sau buổi thi. Nếu trong suốt buổi thi, thí sinh bị ốm không thể làm bài và tự nguyện không nộp bài sẽ được coi là vắng thi.

Những thí sinh phạm lỗi một lần, nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác sẽ bị khiển trách. Hình thức cảnh cáo được áp dụng với thí sinh tiếp tục vi phạm quy chế sau khi bị khiển trách; trao đổi bài hoặc giấy nháp với thí sinh khác, chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình.

Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó. Thí sinh bị cảnh cáo bị trừ 50% tổng điểm của bài thi vi phạm. Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50 điểm toàn bài.

Bài thi sẽ bị chấm điểm 0 nếu được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có chữ viết của hai người trở lên, có 2 bài làm trở lên đối với một bài thi.

- Hủy kết quả bài thi nếu thí sinh vẽ, viết vào tờ giấy thi nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác; sửa chữa bài làm sau khi đã nộp bài hoặc nộp bài của người khác.

Empty
TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn