Giải quyết vấn đề nôn trớ ở trẻ giúp con ăn ngon khỏe, mẹ giảm bớt nỗi lo

( PHUNUTODAY ) - Nôn trớ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân gây nôn ói ở trẻ chính là biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp, giúp con cải thiện tình trạng nôn trớ, ăn ngon khỏe, mẹ giảm nỗi lo.

Nôn trớ là tình trạng sức khỏe rất thường gặp ở trẻ, nhất là những trẻ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Trẻ nên chớ nhẹ thì khó ăn uống, bú sữa mẹ; nặng hơn thì có thể dẫn đến trẻ bị chậm tăng cân, suy giảm sức đề kháng. Khi trẻ bị nôn trớ, nếu không cẩn thận sẽ dễ bị tắc nghẽn đường hô hấp do bị sặc khiến chất non ói vào phổi. Vậy nguyên nhân nào khiến cho trẻ thường bị nôn trớ như vậy?

chitiet

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ bị nôn chớ. Thứ nhất là nguyên nhân liên quan đến vấn đề ăn uống của trẻ. Do việc chăm sóc không đúng khoa học của cha mẹ đối với các con. Ví dụ như chúng ta cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no so với nhu cầu của trẻ, hay cho trẻ ăn xong mà chúng ta không vỗ hơi, ợ hơi; cho trẻ vừa ăn vừa nằm cũng như cho con bú không đúng cách.

Nôn thường xuất hiện sớm, với số lượng chất nôn ít và chủ yếu là thức ăn. Bạn vẫn thấy trẻ bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe của bé. Với nguyên nhân này việc cần làm của chúng ta là điều chỉnh việc ăn uống của con sao cho hợp lý.

Biện pháp khắc phục

- Không nên áp trẻ ăn nhiều hay cho trẻ bú quá no: Khi quá no, trẻ sẽ bắt đầu nôn nửa, nôn liên tục trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tiêu hóa kém, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.

- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ lượng ăn cần thiết cho trẻ.

bi-bi-tro

- Ở những trẻ còn trong gia đoạn bú mẹ, sau khi trẻ bú xong tầm 10 - 15 phút, cho tiêu hóa xuống dưới mới đặt trẻ nằm lại.

- Pha sữa theo đúng công thức và cho con uống với liều lượng vừa đủ: Bố mẹ đôi khi con quấy khóc thường sử dụng bình sữa như một cách để làm dịu em bé, vì vậy dẫn đến hành động cho con bú nhiều nhưng không cần thiết.

- Khi cho trẻ bú bình với núm vú cao su thì cần nghiêng bình sữa, sao cho sữa nhập cổ bình tránh tình trạng trẻ nuốt không khí vào dạ dày gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra, nôn trớ cũng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý của trẻ. Bệnh lý thường gặp nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Vì dịch trào ngược thường chứa rất nhiều a-xít và kiềm nên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản vi viêm thực quản, làm nóng rát thực quản khiến cho trẻ rất sợ khi bú hoặc ăn. Nếu dịch trào ngược lên miệng nhiều sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc vào phổi gây viêm phổi. Dịch dạ dày gây kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản làm ức chế hô hấp gây tím tái ở trẻ. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể chữa khỏi bệnh cho trẻ hặc cho trẻ ăn dặm với thức ăn đặc hơn thì các triệu chứng mới có thể giảm dần và biến mất.

Biện pháp khắc phục

- Sau khi trẻ bú xong cần bế đứng lên, vỗ nhẹ vào lưng để trẻ có thể dễ dàng ợ hơi. Mục đích làm giảm lượng hơi mà trẻ đã hít vào trong dạ dày.

huong-dan-cha-me-vo-o-hoi-cho-tre-dung-cach

- Khi đặt trẻ nằm cần đặt cho trẻ nằm cao đầu, có nghĩa là phía thân trên cao hơn phía thân dưới để tránh bị trào ngược dạ dày. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều thì nên nghiêng trẻ sang một bên tránh cho dịch trào ngược bị hít vào phổi. Tuyệt đối không nên bế xốc trẻ lên sẽ dễ khiến cho dịch trào ngược bị vào phổi nhiều hơn.

- Nên cho trẻ bú chầm chậm, ít một, chia nhỏ nhiều lần trong ngày nhằm tránh khiến căng dạ dày của trẻ quá mức.

- Bạn có thể đưa con đến thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ, không nên lạm dụng các loại thuốc vô tội vạ mà ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link