7 đặc trưng của 1 người có hàm dưỡng, khí chất, càng về già vận khí càng tốt

( PHUNUTODAY ) - Người xưa dạy không sai: Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận. Muốn vận khí, phúc khí đong đầy cần phải có tu dưỡng.

Biết cho đi

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu như một người làm việc thiện tuyệt đối không vì điều kiện gì thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng hạnh phúc.

Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.

Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.

Thấu hiểu người khác

Trong cuộc sống, khi người thân, bạn bè giúp đỡ chúng ta là họ làm việc thiện, là đạo nghĩa. Nhưng khi người thân, bạn bè không thể giúp đỡ chúng ta thì chúng ta cũng không nên trách mắng, không nên mang oán thù trong lòng. Bởi vì suy cho cùng, họ không nợ chúng ta, cũng không có trách nhiệm phải làm những điều chúng ta mong muốn.

thuc-su-tu-duong-1

Kiên cường và tiếp nhận

Sống trong cuộc đời, mọi sự giúp đỡ đều là yếu tố bên ngoài, kiên cường mạnh mẽ mới là yếu tố bên trong của mỗi người. Nó giúp người ta vượt qua sóng gió cuộc đời, ngay cả khi chỉ có một mình, không có người giúp đỡ. Cho nên, bản thân mỗi người cần phải học được tính độc lập, kiên cường, vui vẻ và hạnh phúc.

Biết phân biệt tốt xấu

Đời người, học được cách phân biệt phải trái, tốt xấu là điều vô cùng quan trọng. Ngay cả khi kết giao bạn bè, không nên nhìn vào địa vị cao thấp hay bần phú mà kết giao. Nhất định phải phân biệt được điều gì là thực sự tốt, điều gì là thực sự xấu để hành thì mới giữ được bản tính và đạo đức của bản thân.

Người nhu hòa

Trong cuốn “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử đã viết: “Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ. . . Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”, ý tứ chính là nói rằng cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống, cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn.

Lão Tử cũng viết: “Trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước. Thế mà nó lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng chi hơn nó, chẳng chi thay thế được nó. Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng biết thế, mà chẳng ai làm được.”

thuc-su-tu-duong-clarity

Răng thì cứng, lưỡi thì mềm, đến cuối đời, răng rồi sẽ rụng hết nhưng lưỡi thì vẫn còn ở đó. Vì vậy, một người phải nhu hòa, mềm dẻo thì cuộc đời mới được lâu dài, cứng nhắc thì sẽ chỉ chịu thiệt thòi. Tấm lòng nhu hòa thoáng đãng là phẩm chất của một người có giáo dưỡng cao. Hơn nữa, người có tâm địa nhu hòa thường có thể sống vui vẻ hơn, thanh thản hơn, mệnh của họ cũng thọ hơn.

Người thấu hiểu người khác

Giữa người với người mà khuyết thiếu sự thấu hiểu thì tât sẽ sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. Hơn nữa, giữa những người khác nhau cũng cần có phương pháp giao lưu trao đổi khác nhau.

Những người có vận khí tốt tuy nhìn thấy rất nhiều khuyết điểm của người khác, nhưng họ vẫn luôn giữ được lòng trắc ẩn, tình yêu dành cho vạn vật, có thể nhìn thấy sự tốt đẹp của người khác bên trong những điều tồi tệ. Họ có thể chấp nhận bản thân, chấp nhận người khác, cũng có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Người có thể hiểu người khác thông thường sẽ được người khác đặt niềm tin, dễ dàng chia sẻ và tương trợ lẫn nhau.

Người biết buông bỏ

Đời người có những thứ giống như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống. Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể thong dong, tự tại được đây?

Đời người càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Đạo lý này không phải ai cũng hiểu. Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường nếu như chỉ đi truy cầu hưởng thụ vật chất thì sẽ phải đối mặt với đủ loại áp lực về vật chất và tinh thần. Con người khi đối mặt với mọi áp lực trong cuộc đời, nếu như không biết buông bỏ thì trong thời gian lâu dài sẽ bị những áp lực ấy đè nặng mà suy sụp. Trong cuộc đời mỗi người có rất nhiều điều càng ôm giữ càng mệt mỏi, chỉ có buông bỏ mới có được hạnh phúc thực sự.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn