Vội vã gấp chăn ngay khi ngủ dậy: Sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe gia đình

( PHUNUTODAY ) - Không gấp chăn màn ngay sau khi ngủ dậy không hề là một thói quen xấu hay chứng tỏ rằng bạn đang ở bẩn.

Dọn dẹp gọn gàng nhà cửa, phòng ở, giường chiếu,... là thói quen tốt giúp nhà cửa luôn sạch sẽ thoáng mát và tránh được sự sinh sôi phát triển của nhiều nguồn bệnh khác nhau. Trong quan niệm của nhiều người, việc gấp chăn gối ngay sau khi ngủ dậy cũng phải được thực hiện nhanh chóng để giường ngủ gọn gàng ngăn nắp, nhất là để xây dựng ý thức trong con trẻ.

Tuy nhiên, việc làm này là một sai lầm mà nếu biết nguyên nhân đằng sau, bạn sẽ rất bất ngờ.

Vì sao mới ngủ dậy không nên gấp chăn màn ngay?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong suốt cuộc đời, trung bình một người thải ra 18kg tế bào da chết và hầu như là thải ra trên giường. Khi ngủ, cơ thể con người sẽ tiết ra hơn 140 loại hóa chất qua đường hô hấp, hơn 150 hóa chất được bài tiết theo dạng mồ hôi, ngoài ra còn có nhiều loại khí như CO2 và một số khí thoát ra từ lỗ chân lông,...

voi-va-gap-chan-ngay-sau-khi-ngu-day-sai-lam-nho-se-khien-ban-hoi-han-ca-doi-1-1562581843-622-width600height347

Và chăn đắp chính là "cái ổ" giữ lại vô vàn những hóa chất và khí thải đó của con người. Nếu bạn gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy, những chất đó sẽ bị ủ và tích tụ lại mà không thoát ra được. Chiếc chăn cần được để tung ra lộn xộn nhằm thoát các hơi ẩm và các chất khí thải, tránh làm tăng độ ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn và các nguồn bệnh sinh sôi phát triển.

Không chỉ vậy, nếu bạn gấp chăn ngay lại, thì một vài loài gây hại như rệp giường, mạt bụi, nấm mốc,... sẽ "thừa cơ" chăn có độ ẩm cao để sinh sôi và lây truyền kí sinh trùng gây bệnh nguy hiểm. Trong khi rệp giường có thể hút máu đến 500 lần mỗi đêm thì mạt bụi ăn da chết của con người. Trên chiếc giường của bạn có thể chứa tới 100.000 - 10 triệu con mạt bụi với kích thước siêu bé nhỏ. 

Vậy, nên gấp chăn màn vào lúc nào?

Không gấp chăn màn ngay sau khi ngủ dậy không hề là một thói quen xấu hay chứng tỏ rằng bạn đang ở bẩn. Sau khi ngủ dậy, bạn có thể tranh thủ làm vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt, thậm chí là ăn sáng hay thay quần áo xong xuôi rồi mới quay vào phòng gấp chăn. 

Bạn có thể lật ngược chăn lại, trải ra giường rồi mở cửa thông gió để các loại khí và hơi tích tụ trong chăn thoát ra ngoài. Ngoài ra, nên giặt chăn đệm và ga giường định kì, ít nhất từ 1-2 tuần một lần, tránh để hàng tháng mới đem giặt.

voi-va-gap-chan-ngay-sau-khi-ngu-day-sai-lam-nho-se-khien-ban-hoi-han-ca-doi-6-1562581843-163-width600height429

Một số sai lầm khác khi giặt chăn ga gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Không thường xuyên giặt chăn ga gối đệm.

Có một sự thực mà ít người biết rằng chăn ga gối đệm thực chất còn bẩn hơn rất nhiều lần so với chiếc quần tập dính đầy mồ hôi hay chiếc quần jeans đã lâu không giặt. Đêm này qua đêm khác, dường như ngày nào bạn cũng nằm trên chiếc ga trải giường và mô hôi, các loại dầu từ cơ thể tiết ra sẽ tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.  Sau một thời gian nằm trên chiếc ga trải giường như vậy, chúng ta thường bị nổi mụn lên mặt và người có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Chính vì thế, để bảo vệ tốt cho làn da và sức khỏe của bản thân, bạn nên chăm chỉ giặt giũ ga trải giường hai tuần/lần, thậm chí có thể 1 tuần/lần.

 Không chú ý đến từng vết bẩn khi giặt ga trải giường

Trên ga trải giường thường có nhiều vết bẩn khác nhau như vết son, vết cafe…nhưng nhiều người lại không để ý đến vấn đề này. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cho ga trải giường vào máy giặt là có thể loại bỏ được các vết bẩn đó, nhưng thực tế thì nhiều dấu vết không thể làm sạch được theo cách này.

Vì thế, mỗi khi giặt ga, bạn hãy tìm kĩ mọi vết bẩn trên ga và có những cách tẩy rửa riêng cho chúng để ga trải giường của bạn sạch hơn.

Chọn sai chức năng giặt của máy

Khi giặt Chăn ga gối trong máy, bạn không cần phải chọn chu kì quay mạnh trừ khi chiếc ga đó cực dày. Bạn chỉ cần đặt máy giặt ở chế độ bình thường cũng đủ giúp ga giường mỏng sạch sẽ mà không lo bị nhạt màu.

Chế độ giặt bình thường nhẹ nhàng và ngắn hơn so với chế độ nhanh nên sẽ làm ga giường khô dần dần và giảm thiểu tối đa các nếp nhăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chế độ giặt nước nóng để dễ dàng loại bỏ các vi trùng hơn.

Sấy quá lâu trong máy giặt

voi-va-gap-chan-ngay-sau-khi-ngu-day-sai-lam-nho-se-khien-ban-hoi-han-ca-doi-4-1562581843-104-width600height400

Ga trải giường cần mất nhiều thời gian mới có thể khô hoàn toàn, vì thế nhiều người chọn cách sấy khô ga trong máy giặt một khoảng thời gian dài để hi vọng rút ngắn được thời gian làm khô. Tuy nhiên, sấy khô quá lâu trong máy giặt khiến ga trải giường nhăn nhúm. Do đó, các bạn hãy vắt khô vừa phải rồi phơi dưới nắng mặt trời.

Làm khô chăn ga gối giống như khăn tắm

Không phải tất cả các loại vải đều được làm khô như nhau, tùy vào chất liệu, trọng lượng mà chúng thích hợp với nhiệt độ khác nhau. Theo chuyên gia thì ga trải giường khô nhanh hơn khăn tắm, nên các bạn đừng bao giờ để thời gian phơi của hai thứ đồ này như nhau.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn