Phụ nữ nghỉ việc ở nhà chăm con có nên không?

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên nghỉ việc ở nhà chăm con hay không, hãy hiểu rằng không có chuyện đúng hay sai ở vấn đề này.

co-nen-nghi-viec-cham-con
 

Ở nhà chăm con sẽ tốt hơn cho cả gia đình

Sẽ không còn cảnh tranh luận giữa bạn và chồng xem ai phải đưa đón con hàng ngày. Bạn sẽ trở thành chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình và điều này tốt cho tất cả các thành viên.

Bạn sẽ không bỏ lỡ những cột mốc quan trọng của con

Khi ở nhà chăm con bạn sẽ có nhiều thời gian tìm hiểu về sự phát triển của trẻ và khó có thể bỏ lỡ những mốc quan trọng của con. Bạn sẽ không quên ngày đầu con có thể ngồi thẳng, khi con chập chững những bước đầu tiên hay bập bẹ những tiếng đầu đời.

Bạn sẽ luôn tự hào rằng bạn là người đầu tiên chứng kiến những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của bé. Không cần phải dùng đến Skype hay camera nữa, bạn có thể trực tiếp nhìn tận mắt sự phát triển hàng ngày của con.

Bạn không thể trở lại khoảng thời gian tuyệt vời này nếu bỏ lỡ

Con bạn đang lớn lên từng ngày và đôi khi bạn cảm thấy bất ngờ vì con đã lớn mà mình không nhận ra. Bạn nhớ lại khoảng thời gian trước đó và ước gì mình có nhiều thời gian hơn với con. Nhưng khi bạn ở nhà chăm con, hầu hết thời gian của bạn đều dành cho những đứa con thân yêu của mình, cùng con ghi lại những kỷ niệm đẹp nhất thời thơ ấu.

Bạn sẽ không hối hận

Bạn đã từng nghe rất nhiều người nó rằng họ sẽ không bao giờ ở nhà chăm con nhưng có gì hối tiếc khi bạn dành toàn bộ thời gian cho những thiên thần bé nhỏ của mình và ngắm nhìn chúng lớn lên từng ngày.

Những không nên trong cách chăm con mẹ Việt phải chấm dứt ngay

“Khủng bố” ăn bằng cách cho uống nước liên tục

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Nói về mặt tai nạn có thể xảy ra, trong một số trường hợp, phương pháp này rất dễ khiến thực phẩm nguyên miếng xâm nhập vào khí quản gây tắc nghẹn đường thở.

Nhá cơm cho con để dễ tiêu hóa hơn

Tất cả chúng ta đều biết thế hệ của những bà mẹ 7x, 8x bây giờ đều lớn lên từ những bát cơm nhá. Chúng ta vẫn khỏe mạnh, khôn lớn như ai. Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.

Mẹ bị cảm lạnh không được cho con bú

Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứ “bệnh” nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác. Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Véo mũi cho mũi con…cao lên

Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo nhiều cũng thành…cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn