Thực hư thói quen đựng thực phẩm vào túi ni lông rồi nhét tủ lạnh là đang tự đầu độc gia đình mình?

( PHUNUTODAY ) - Vì rẻ, vì tiện, túi ni lông đang được sử dụng tràn lan, không đúng cách. Trước mắt, loại túi này đặt ra vấn đề về ô nhiễm môi trường. Tiếp đến là những nguy cơ gây hại sức khỏe từ loại nhựa tạo nên túi ni lông.

Một trong những thói quen cực xấu mà dường như bà nội trợ nào cũng mắc phải chính là sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm còn tươi sống ngay khi mua ngoài hàng, hoặc là thu hoạch rau củ quả thịt ngay tại nhà nhưng không chế biến ngay mà đóng túi ni lông để vào tủ lạnh dùng dần. Suy nghĩ sai lầm về cách dùng tủ lạnh, phó thác mọi chuyện cho tủ lạnh như hiện nay khiến người tiêu dùng rước bệnh vào người.

Empty

Bảo quản thực phẩm đúng cách là điều rất quan trọng, nhằm giúp chúng an toàn khi chế biến và sử dụng. Nếu bạn ăn thực phẩm được bảo quản không đúng cách, dù là trước hay sau khi nấu xong đều có khả năng gây bệnh. Túi nhựa nói chung đều có chứa những hóa chất nguy hiểm.

Rất nhiều nghiên cứu khẳng định túi ni lông đe dọa mạng sống con người

Nghiên cứu của đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy đựng thực phẩm trong túi ni lông hay túi nhựa nói chung đều có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe khi xét về thành phần hóa chất tạo nên: BPA và DEHP. BPA có liên quan đến bệnh béo phì và khiến vòng eo lớn hơn ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy, BPA còn tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao.Ăn gan động vật thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, các loại túi nhựa được làm từ polyethylene mật độ cao hoặc polyethylene mật độ thấp và thường được mã hóa nhãn số 2 hoặc 4. Khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm. Theo thời gian các hóa chất trong túi ni lông sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi ni lông có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phần lớn túi ni lông tái chế gây nhiều nguy cơ nhiễm chì, cadimi cho người sử dụng.

Túi ni lông có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.

Empty

Loại thứ hai (là loại chúng ta đang dùng phổ biến) chính là túi ni lông tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì... (là những chất dẫn đến bệnh ung thư).

Túi nilong đựng đồ ăn nóng độc hại thế nào?

Nếu ăn thức ăn bị nhiễm lâu dài chất DOP (dioctin phatalat) từ nilong bị nóng chảy, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Theo PGS Thịnh, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi ni lông diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm ở 78-80oC sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi ni lông, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn