Cách nhận biết rau củ quả sạch và rau nhiễm hóa chất đơn giản chị em nhất định phải biết

( PHUNUTODAY ) - Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại rau không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vì vậy trang bị cho mình những kĩ năng nhận biết rau nhiễm hóa chất là vô cùng cần thiết.

Ngày nay, việc sử dụng tràn lan các loại hoá chất trong nông nghiệp đã để lại dư lượng hoá chất độc hại trên các loại rau quả thiết yếu.

Để nhận biết các loại rau quả nhiễm các hoá chất độc hại bằng mắt thường thì chỉ những người có chuyên môn trong ngành bảo vệ thực vật (BVTV) và các nhà dinh dưỡng có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được.

Ví dụ như rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat (NO3), giá đỗ có mầm to mập, không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ... Riêng các loại hoá chất BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.

Vì vậy để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:

 1. Các loại rau

meo-nhan-biet-rau-cu-qua-chua-hoa-chat-doc-hai-1-1472473785-width500height255

Màu sắc

Các chuyên gia cho biết, rau có màu xanh quá nhạt so với bình thường, khả năng được trồng dưới tác động của phương pháp nhân tạo rất cao. Đặc biệt, nó có thể được trồng trái mùa trong nhà kính và nhận được sự hỗ trợ của các loại thuốc gây hại cho sức khỏe con người.

Mùi vị

Thông thường, mỗi loại rau có một mùi vị và đặc trưng riêng. Vì vậy, người thưởng thức ngửi rau có mùi khác lạ mùi thật của nó thì khả năng rau đã hấp thu một lượng thuốc trừ sâu quá nhiều.

 2. Củ cải nứt

Gia đình yêu thích các món chế biến từ củ cải cần lưu ý tới trạng thái ban đầu của nó. Theo các chuyên gia, củ cải bị nứt toác là dấu hiệu của việc ngậm thuốc kích thích tăng trưởng quá nhiều. Khi đó, củ cải sẽ phát triển không theo tự nhiên, dẫn đến nứt, vỡ,…

 3. Cà chua

meo-nhan-biet-rau-cu-qua-chua-hoa-chat-doc-hai-2-1472473863-width500height294

Độ cứng

Cà chua phun nhiều thuốc tăng trưởng sẽ trở nên cứng, kể cả khi nó đã chín đỏ. Do đó, người tiêu dùng nên chọn những quả chín mềm. Các chuyên gia khuyến cáo, trường hợp buộc phải sử dụng cà chua có chất tăng trưởng, chị em nội trợ nên để cà chua ở nhiệt độ thường khoảng 2-3 ngày. Khi chúng đã chín mềm tự nhiên thì đem sử dụng, vì chất làm đỏ cà chua (lycopene) có hại cho sức khỏe sẽ phai bớt.

Màu sắc

Cà chua ngoài đỏ trong xanh chứng tỏ chúng ngậm thuốc ép chín. Chất thuốc này làm cho trái cà chua chín không đều. Bởi vậy, người tiêu dùng không nên và hạn chế lựa chọn những trái như vậy!

Ngoài ra chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Khi sử dụng, sau khi loại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1%. Rửa rau quả trong vòng 25 - 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất BVTV còn tồn dư bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ... bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.

Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống (xà lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 - 40 phút. Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.

Hạn chế sử dụng các loại rau quả trái mùa, không nên mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất BVTV có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.

Lưu ý, các loại nước rửa rau quả có bán trên thị trường hiện nay, nước muối, dung dịch thuốc tím loãng chỉ loại bỏ được một phần các vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc có bám trên bề mặt rau quả. Chúng không thể loại bỏ hoàn toàn các loại thuốc BVTV, kim loại nặng, đạm nitorat như trong quảng cáo.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn