Đối phó tiểu nhân công sở: học cách "sống chung với lũ" mà không chết ngạt

( PHUNUTODAY ) - Chắc hẳn bạn đã vài lần được chứng kiến những "trò mèo" mà các đồng nghiệp có sở thích "đâm bị thóc chọc bị gạo" của mình tạo ra. Vậy làm sao để đối phó với những "mưu hèn kế bẩn" ấy?

Những mối hiểm họa tiềm tàng

Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những chuyện bất công, điều đó luôn xảy ra, và môi trường công sở cũng không phải là khu vực nằm "ngoài vùng phủ sóng". Có không ít người hiền lành, chăm chỉ nhưng mãi chẳng thể tiến thân.

Nguyên nhân không phải vì họ thiếu năng lực, mà chỉ đơn giản vì họ gặp phải những kẻ tiểu nhân chẳng thích làm mà lại muốn cướp công thiên hạ. Những kẻ đó chỉ suốt ngày nhăm nhe, rình rập nói xấu, chê bai người khác. Và đương nhiên, đám người này thuộc nhóm những cá nhân thiếu trách nhiệm, hay bịa chuyện, nói một đằng làm một nẻo.

tieu-nhan-2-1488685608058-crop-1488685616212-1488700387620

Nếu thương trường như chiến trường – thì ngày nay, môi trường công sở cũng không kém cạnh, nó là một “đấu trường sặc mùi súng đạn” các nhân viên dìm hàng nhau, hãm hại lẫn nhau để leo lên cao hơn, hạ uy tín đối thủ hoặc đơn giản chỉ vì… ghét.

Học cách "sống chung với lũ" mà không chết ngạt

Để có thể chăm chỉ làm việc mà không bị đối xử oan ức, thiếu công tâm, bạn nên có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời và hiệu quả. Hãy nhớ rằng: luôn cần phải cân nhắc những hành động mang tính chất phá hoại đó là vô tình hay hữu ý.

Trong những trường hợp bị đồng nghiệp tìm cách đổ tội, bạn phải phải luôn lưu giữ những bằng chứng về tất cả những việc mình đã làm, chẳng hạn như những email cùng với ý tưởng mà bạn đã đưa ra và đóng góp cho công việc của nhóm.

Những người thành công ý thức được rằng điều quan trọng là phải sống vì ngày mai, đặt biệt khi là khi phải tiếp xúc cũng như giải quyết vấn đề với những kẻ lắm chuyện. Khi xảy ra tranh chấp, việc không kiểm soát được cảm xúc sẽ khiến bạn vướng vào những cuộc chiến vô nghĩa. Khi bạn hiểu và khống chế được cảm xúc của mình, bạn sẽ biết điều gì đáng để tranh cãi và lúc nào thì nên làm điều đó.

unnamed

Nếu bạn là "lính mới" thì hãy cố gắng càng tránh xa những người "thùng rỗng kêu to" càng tốt.

Hãy lưu lại các bản báo cáo, thuyết trình có liên quan đến công việc của bạn. Và nếu cần thiết, thì bạn cần ghi âm lại những cuộc họp, những buổi thảo luận quan trọng để làm "vật chứng" sau này. Như thế, khi đồng nghiệp lăm le "chơi xỏ", bạn đã nắm đủ thông tin để có thể chứng minh rõ ràng cho việc mình làm, và thậm chí có thể lật mặt tên tiểu nhân bỉ ổi.

Ngoài ra, bạn cần tự tin vào bản thân và cố gắng làm thật tốt các nhiệm vụ được giao, báo cáo kết quả sớm và chính xác để sếp nhận biết năng lực làm việc của mình, đồng thời thể hiện ý muốn gắn bó lâu dài và thăng tiến trong công việc của bạn.

Đặc biệt, một điều cực kỳ quan trọng cần phải nhớ là không được ăn miếng trả miếng, điều này sẽ giúp bạn tránh được các cuộc công kích, phản pháo của những đồng nghiệp xấu tính.

Cũng bởi vì, nếu bạn làm thế thì bạn cũng chẳng khác những người kia là mấy, và nếu sếp biết được thì sẽ coi bạn như đám tiểu nhân ấy mà thôi.

Bạn cần phải chứng tỏ cho người khác thấy rằng minh là một "chính nhân quân tử", thẳng thắn và trung thực trong công việc, và cho những kẻ xấu kia tự nhận ra rằng họ thật đáng thương vì luôn phải vắt óc suy nghĩ tìm cách hãm hại người khác.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn