Những sai lầm của cha mẹ khiến con bị GÙ LƯNG, CONG VẸO CỘT SỐNG

( PHUNUTODAY ) - Xương của con trẻ còn non và yếu, nếu cha mẹ không cẩn thận sẽ rất dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống, gù lưng và ảnh hưởng tới nhiều vấn đề sau này.

“Thế hệ cúi đầu” đang trở thành một cụm từ vô cùng phổ biến trong xã hội ngày nay, phản ánh tình trạng sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính. Chẳng cần nhìn đâu xa, các em bé trong nhà chính là lời cảnh báo thực tế nhất cho cha mẹ bởi điện thoại đối với các con giờ đây không còn chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải mà đã trở thành một thói quen khó vứt bỏ. Những tác hại thì khôn lường sau này khiến cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm và can thiệp để có các cách tránh gù lưng cho trẻ kịp thời.

hanh-dong-khien-be-gu-lung-myeva-vn
 

Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị gù lưng

1. Bế bé nằm thẳng người quá sớm

Trong 3 tháng đầu đời, xương sống của bé khá mềm. Nếu thường xuyên bế bé nằm thẳng người, xương sống của bé sẽ bị đè nén và phát triển dị dạng. Đồng thời, mẹ bế bé theo kiểu này, trọng lượng phần đầu sẽ dồn hết xuống xương cổ, gây tổn thương vùng cổ.

Vì vậy, người ta thường nói, bế trẻ con cũng cần có “kỹ năng”.Tốt nhất, nên bế bé nằm hơi chếch người và dùng tay nâng sau gáy của bé trong tháng đầu tiên.

Sau khi bé đầy tháng, các mẹ có thể bế bé nằm thẳng người. Cách tốt nhất là đặt bé nằm sấp, dựa người vào vai mẹ và dùng tay đỡ gáy để giảm bớt lực dồn xuống xương sống.

Khi bé được 6 tháng tuổi, phụ huynh hoàn toàn có thể để bé tự do vận động, lúc bế giữ nhẹ phần đầu là được.

2. Ôm không rời tay

Một số cha mẹ sợ con con khóc nháo ngủ không ngon, thường xuyên ôm bé trong lòng. Hành động đó của cha mẹ dần dần sẽ khiến bé có cảm giác ỷ lại, chỉ quen ngủ khi được người lớn ôm, lại có hại cho hô hấp và khiến xương cột sống phát triển lệch, dễ gây ra gù lưng.

3. Cho bé tập ngồi quá sớm

Người xưa có câu: “Trẻ tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”, điều này hoàn toàn đúng. Do đó, cha mẹ không nên cho con tập ngồi quá sớm, mà nên để bé tự do phát triển, nếu không sẽ bất lợi cho việc hình thành cột sống.

Để bé có thể ngồi vững, xương sống cần chắc chắn mà xương bé trước 6 tháng tuổi không thể chịu đựng được trọng lượng cơ thể dồn xuống, dễ dàng cong vẹo.

Ngoài ra, cha mẹ không nên cho bé ngồi thẳng người quá sớm để tránh xương chân bị ảnh hưởng, trở nên cong vẹo vì thông thường bé sau 7 tháng tuổi mới duỗi thẳng được đầu gối. Bên cạnh đó, tốt nhất cha mẹ hãy dùng địu lưng khi bế trẻ để đảm bảo trẻ ngồi đúng tư thế, có lợi cho việc phát triển sau này.

4. Cho bé ngồi xe đẩy quá sớm

Xương cốt của bé trước khi đủ 6 tháng tuổi mềm và yếu ớt, không thể chống đỡ trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, nếu bé thường xuyên ngồi xe đẩy còn dễ còng lưng, cong vẹo cột sống.

5. Cho bé tiếp xúc đồ điện tử trong thời gian dài

Trong thời đại công nghệ phát triển, cha mẹ thường cho con tiếp xúc với các đồ công nghệ cao từ khi còn rất sớm. Không ít bé mới 6-7 tuổi nhưng đã có “thâm niên” dùng đồ công nghệ 6-7 năm. Chuyện một đứa trẻ nằm giường hoặc ngồi im cúi đầu tay bấm điện thoại hoặc iPad đã trở nên quá quen thuộc. Không ít cha mẹ nghĩ như vậy sẽ giúp bé chơi ngoan hơn, nhưng thực tế nó chỉ có hại không có lợi.

Không chỉ bởi vì sóng điện tử ảnh hưởng tới bé mà cách bé ngồi, nằm chơi sẽ ảnh hưởng tới cột sống. Thường xuyên ngồi im một chỗ, không động đậy và cúi đầu nhiều giờ khiến bé bị gù lưng, cong vẹo cột sống, mắc các bệnh về cổ, về mắt. Do đó, cha mẹ nên điều chỉnh và uốn nắn việc dùng đồ điện tử của bé từ sớm.

Cách tránh gù lưng cho trẻ

1. Tránh cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trong khi ngồi, nằm trên giường.

2. Thiết lập một lịch trình khoa học sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử cho con. Không nên sử dụng quá nhiều.

3. Rèn bé giữ thẳng cổ trong những hoạt động thường ngày, tránh gập cổ quá lâu.

4. Khuyến khích con vận động và tham gia sinh hoạt ngoại khóa để rèn luyện thể chất, loại bỏ tính trì trệ.

5. Nếu sử dụng điện thoại, các thiết bị di động thì nên giữ chúng ở ngang tầm mắt để không phải cúi xuống hoặc tập đưa mắt nhìn xuống, tránh phải gập cổ.

6. Tập thói quen nghỉ ngơi sau 20-30 phút sử dụng thiết bị, kết hợp đi lại và các bài tập thư giãn cho xương cũng như cột sống của trẻ.

Ngoài ra cũng nên “cẩn tắc vô áy náy” với những hành động khiến con bị gù lưng sớm khi còn chưa tiếp xúc với "virus" điện thoại thông minh và nguy hiểm này.

7. Hạn chế bế bé nằm thẳng người quá sớm trong 3 tháng đầu đời vì lúc này xương sống còn khá mềm. Nếu bế thẳng người thì xương sống của bé sẽ bị đè nén, khiến phát triển bị dị dạng. Đồng thời vùng cổ có thể bị tổn thương do trọng lượng phần đầu dồn hết xuống xương cổ.

8. Tránh ôm con không rời tay vì sẽ khiến bé có cảm giác ỷ lại và làm xương cột sống bị lệch, gù lưng.

9. Cho bé tập ngồi quá sớm (trước 6 tháng tuổi) sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống, dễ dàng bị cong vẹo.

10. Bé ngồi xe đẩy sớm và thường xuyên khi chưa đủ 6 tháng tuổi cũng có thể bị còng lưng và vẹo cột sống.

Tóm lại, xu hướng sử dụng điện thoại quá nhiều đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa ở độ tuổi học sinh. Vì vậy, nhận biết sớm những nguy cơ rình rập cho sức khỏe và hoạch định trước cách chống gù lưng cho trẻ chính là mẹ đang giúp con tạo dựng lối sống khỏe mạnh.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn