Đám cưới nhất định phải tránh điều này kẻo vợ chồng mâu thuẫn bất hòa, cái gì cũng không được thuận lợi

( PHUNUTODAY ) - Đám cưới nhất định phải tránh điều này kẻo vợ chồng mâu thuẫn bất hòa, cái gì cũng không được thuận lợi - ai cũng cần tham khảo kẻo tới lúc hối hận thì đã chẳng kịp.

ruoc-dau

1/ Kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu và giờ, ngày, tháng xấu

Trong cưới xin, người Việt rất kiêng kỵ chọn ngày và kén giờ. Chính vì vậy cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp với tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn ra, làm nên. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi sau này.

2/ kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ tổ tiên chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà, đa số các bậc phụ huynh đều lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.

Ngày cưới tùy điều kiện mà bày biện ban thờ gia tiên, nhưng đều kiêng bày bàn thờ sơ sài. Mà thường bao sái (lau dọn) sạch sẽ ban thờ, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã... Hôn lễ chính phải cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả.

- Ở miền Trung khi nhà trai đến phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: Trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ.

3/ Kiêng kỵ những người không nên đi đón dâu

Theo quan niệm của người xưa, những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, những người lấy nhau đã lâu nhưng không có con, con hiếm muộn, gia đình không hạnh phúc, hay cãi vã, những người cuộc sống không thuận, đều không nên đi đón dâu. Bởi người ta sợ ảnh hưởng không tốt đến đôi trai gái.Ăn hỏi thế nào để không vô duyên?

- Khi nhà trai đến ăn hỏi, cô gái không được ló mặt ra trước (vì sẽ bị coi là vô duyên, thiếu lễ phép), mà phải ở trong phòng tới khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi, chú rể vào đón cô dâu mới được ra để mời nước họ hàng.

- Trong đám hỏi ở miền Bắc, nhà gái phải làm lễ xé cau (dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi của nhà trai) để cúng ông bà tổ tiên. Sở dĩ nhà gái không được dùng dao cắt, vì dân gian cho rằng cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.

Ở miền Nam, chú rể sẽ là người xé cau, cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ, ai làm nhanh hơn được coi là về sau sẽ "nắm quyền" nhà.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn