Làm thế nào để trẻ không bị nôn trớ khi ăn?

( PHUNUTODAY ) - Trong việc chăm lo trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có biết bao nhiêu sự thắc mắc, vậy trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, làm thế nào để trẻ bị không bị nôn trớ khi ăn?

Vì sao trẻ hay bị nên trớ khi ăn?

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ sang dạng thức ăn lỏng, sền sệt và sau đó rắn chắc hơn. Tuy nhiên, có một điều thường xảy ra đối với trẻ trong giai đoạn này là trẻ dễ bị nôn trớ trong khi ăn hoặc uống sữa.

Nguyên nhân do trẻ bị nôn trớ?

+ Trẻ hay nôn trớ trong giai đoạn này có thể vì trẻ ăn quá no hoặc mẹ cho sai cách khi ăn.

+ Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, mẹ cần kiểm tra xem con có ngậm kín bầu vú mẹ hoặc sữa ngập kín cổ bình hay không.

19.lam-the-nao-de-tre-khong-bi-non-tro-khi-an-phunutoday.vn

 

+ Nếu trẻ không ngậm kín hoặc sữa không ngập kín cổ bình hoặc trẻ khóc khi bú, không khí sẽ vào dạ dày. Điều này sẽ dễ gây nôn trớ ở trẻ.

+ Khi ăn dặm, đa số mẹ đều muốn con ăn hết số thức ăn mẹ đã nấu, vì vậy ở những thìa cuối mẹ thường cố gắng đút sâu thìa vào miệng để trẻ không, chính điều này sẽ khiến cho thìa chạm vào 1/3 lưỡi sau của trẻ và gây ra phản xạ nôn. Vì vậy, mẹ nên chọn thìa mềm và tránh ăn quá no ở trẻ.

Một số biện pháp để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ như sau:

Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá nó, chuyển chế độ ăn từ từ.

Cho trẻ bú đúng tư thế.

Khi trẻ bị nôn: Nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: bế ngôi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu của trẻ, tay còn lại đỡi phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng.

Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.

Cần xử lý như thế nào khi trẻ bị nôn trớ?

Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị khử nước.

+ Cách đơn giản nhất là uống nước oserol, nước lọc, nước quả.

+ Dưới đây là một số khuyến nghị:

Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.

Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.

Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 - 100ml sau mỗi 3 - 4 giờ.

Nếu bé không nôn trớ từ 12 - 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

Lưu ý: Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu bé trên 12 tháng tuổi.

Đi ngủ cũng giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn