5 sai lầm nghiêm trọng gây ngộ độc khi ăn vải bạn cần tránh

( PHUNUTODAY ) - Tuy là loại trái cây được nhiều người yêu thích trong mùa hè này nhưng nếu không biết ăn vải đúng cách thì rất có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Do đó, hãy tránh xa 5 sai lầm khi ăn vải dưới đây để cả nhà mình cùng khỏe nhé!

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, trong trái vải có chứa hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin rất tốt cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, trong Đông y chúng còn có tác dụng bổ huyết, làm tỉnh táo tinh thần, tăng sức lực, tráng dương...

1

Thế nhưng, vải vốn có tính nóng  nếu ăn quá nhiều vải cùng lúc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là đối với người đang bệnh, trẻ em, phụ nữ mang thai. Nguy hiểm hơn, bạn có thể bị ngộ độc nếu ăn phải những trái vải bị nhiễm nấm Candida trophicalis. Loài nấm này thường trú ngụ ở những trái vải bị dập, úng. Nếu chẳng may ăn phải sẽ gây ra nôn mửa, đau đầu, sốt cao thậm chí nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì những lý do này, bạn cần tránh gặp phải những sai lầm sau đây để có thể vừa thoải mái thưởng thức mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Ăn vải quá nhiều

2

Bạn biết không, dù vải không quá độc  nhưng việc ăn quá nhiều cùng một lúc có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân vì trong vải chứa nhiều đường glucoza do đó nếu ăn với số lượng lớn (trên 500g) sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột ngột và gan không đủ sức để chuyển hóa.

Lúc này, thể sẽ tăng cường sản xuất insulin, hormone có khả năng làm giảm nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu xuống quá thấp sẽ gây ra các phản ứng phụ như chóng mặt, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô rát, mệt mỏi... thường được gọi là say vải.

Ăn vải khi đói

Empty

Nên nhớ rằng, khi bụng rỗng bạn tuyệt đối không nên ăn vải vì lượng đường cao sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày gây đau, thậm chí viêm. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng sau bữa ăn.

Bỏ màng trắng bao quanh quả vải

Hầu hết mọi người đều có thói quen bỏ đi lớp màng trắng bao quanh phần thịt vải (còn gọi là lớp lụa) mà không biết rằng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lớp lụa của vải có tác dụng hạn chế sinh nhiệt, tránh gây nóng và nổi mụn nhọt.

Ăn vải khi bị tiểu đường

Các bác sĩ luôn khuyên những bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều vải vì hàm lượng đường cao sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường. Chỉ cần ăn trên 7 quả vải cùng lúc, bệnh nhân sẽ bị tăng đường trong máu, tạo cảm giác no, đầy hơi.

15

Ăn vải khi đang bị bệnh tích nhiệt, mụn nhọt

Theo quan niệm dân gian, quả vải vốn có tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt... cần hạn chế ăn vải.

Để không bị ngỗ độc khi ăn vải, bạn nên tránh mắc phải những sai lầm trên. Ngoài ra, do vải có khả năng nhiễm nấm độc Candida tropicalis nên khi ăn tuyệt đối không ăn những quả dập nát, ủng thối. Trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Nếu gặp hiện tượng say vải, nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe, bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn