Bà bầu bị đau bụng trên phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Phụ nữ khi mang thai thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng, trong đó đau bụng trên phải khiến các chị em khó chịu. Vậy phải làm thế nào để hạn chế những cơn đâu này thì hãy đọc bài viết dưới đây.

Phụ nữ mang thai thường xuyên mắc những chứng bệnh nguy hiểm do quá trình thay đổi nội tiết bên trong cơ thể. Đau bụng cũng trở thành nỗi lo âu của rất nhiều mẹ bầu, mà mối quan tâm nhiều nhất là bị đau bụng trên bên phải. Có nhiều trường hợp khác nhau về chứng đau bụng này. Vì thế trong khi mang thai, mẹ nên chú ý các dấu hiệu đáng lo ngại về đau bụng trên bên phải, để có sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ.

Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên phải

Những cơn đau bụng khi mang thai là rất bình thường, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý vì nó có thể dẫn đến những điều không mong muốn về thai nhi. Triệu chứng trên có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Căn bệnh bình thường khi bị trào ngược dạ dày, có thể do chế độ ăn uống không hợp lí, mẹ bầu bị bệnh đau dạ dạy trước khi mang thai,…
2
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng trên phải  ở bà bầu
  • Đường tiêu hóa hoạt động không tốt do mẹ bầu ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu,…
  • Đau dây chằng do các dây này hoạt động quá mức để hỗ trợ tử cung phát triển, đứng lên ngồi xuống đột ngột
  • Sự phát triển của tử cung và thai nhi, tử cung thường co thắt tạo ra những cơn đau nhẹ ở bụng của mẹ

Các trường hợp đau bụng nghiêm trọng

  • Thai ngoài tử cung: dấu hiệu bao gồm chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, rối loạn nhịp tim.
  • Sẩy thai: chảy máu âm đạo, đau bụng âm ỉ và kéo dài có thể là dấu hiệu của sẩy thai. Chúng thường xảy ra vào 3 tháng đầu của thai kì.
  • Sinh non: dấu hiệu thường là dịch tiết âm đạo thay đổi khác thường, chuột rút, đau lưng dưới và tăng áp lực trong xương chậu; đặc biệt là các cơn co thắt thường xuyên.
  • Nhau thai bong: có nhiều triệu chứng khác nhau: đau bụng, xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, co thắt thường xuyên, chuột rút và đồng thời chuyển động của em bé giảm đi.
  • Tiền sản giật: dấu hiệu bao gồm đau đầu nặng, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa,….Tiền sản giật khá phức tạp và gây ra những hậu quả khác nhau.

Bà bầu bị đau bụng trên phải làm sao?

Chia nhỏ bữa ăn
Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày trong giai đoạn thai kì rất quan trọng. Bà bầu bị đau bụng trên có thể do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Thay vì ăn những bữa chính như bình thường, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa như các bữa phụ để việc tiêu hóa được tốt hơn.

Chọn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là hạn chế tình trạng táo bón trong quá trình mang thai. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như súp lơ, các loại đậu, bí ngô, atiso,… sẽ cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho nhu cầu tiêu hóa của mẹ, ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bà bầu đau bụng trên.

3
Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn

Uống nhiều nước
Trong giai đoạn thai kỳ, điều quan trọng nhất là mẹ không được để xảy ra tình trạng mất nước. Nếu mất nước, cơ thể mẹ sẽ không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời dễ dẫn đến hiện tượng táo bón khi mang thai, gián tiếp khiến bà bầu đau bụng trên dữ dội.

Việc uống nhiều nước sẽ giúp lợi tiểu, hạn chế được nguy cơ khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài nước lọc, bà bầu uống nước dừa, nước mía cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều.

Tập thể dục thường xuyên, điều độ
Tập thể dục thường xuyên và điều độ với những bài tập đơn giản sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bà bầu đau bụng trên. Chẳng hạn như mẹ có thể nằm và nâng cao một chân lên. Bài tập đơn giản này sẽ giúp máu lưu thông và giảm nguy cơ phù nề rất cao.

4
Tập thể dục giúp bà bầu hạn chế các cơn đau bụng

Bà bầu cũng cần chú ý không nên ngồi hay đứng quá lâu. Thay vào đó nên thường xuyên đi lại hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng để tạo sự thoải mái cho cơ thể, cũng như làm giảm những căng thẳng. Mẹ cần chú ý thêm rằng khi thức dậy, nên nghiêng người sang một bên, dùng tay làm điểm tựa và dậy từ từ. Đây là mẹo hữu ích nhằm giảm áp lực cho cơ bụng dưới của mẹ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn