Bà bầu tháng cuối bị tê tay có sao không?

( PHUNUTODAY ) - Tê chân - tay là tình trạng một phần nào đó (ở chân - tay) của thai phụ mất cảm giác hoặc có cảm giác như có kiến bò hay kim châm. Tình trạng này thường tập trung ở tháng thứ 5 cho đến cuối thai kỳ.

 Nguyên nhân của hiện tượng tê chân tay này có thể là do:

Tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi.

bi-phu-khi-mang-thai-1024x682

 Mặt khác có thể là do bạn bị phù nề, cơ thể thiếu canxi và magiê hoặc lười vận động chân, tay (đặc biệt là trong lúc ngủ).

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai to hơn, chèn ép lên các mạch máu, khiến việc tuần hoàn không được lưu thông tốt. Kết quả, bạn dễ phải đối mặt với những dấu hiệu tê, mỏi chân, tay.

Do hội chứng đường hầm cổ tay: Khi rãnh cổ tay bị sưng, nó sẽ khiến các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh. Áp lực này sẽ khiến đầu ngón tay bị tê, nóng. Nó cũng lây lan và khiến cả bàn tay bị tê.

Hội chứng đường hầm cổ tay cũng có thể tự nhiên biến mất sau sinh (giống như chứng phù). Tuy nhiên, nếu chứng tê tay vẫn còn tái diễn sau sinh, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể phải tiến hành một cuộc phẫu thuật để giúp bạn giảm áp lực cho các đầu dây thần kinh ở tay.

Một số trường hợp, chứng tê ở tay có liên quan đến yếu tố đột quỵ ở thai phụ.

Các nguyên nhân chân tay bị tê khác là: chế độ ăn thiếu chất (đặc biệt là B1, B12, axit folic); bạn bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi do mắc chứng tiểu đường; bạn đứng ở một chỗ quá lâu, khiến máu bị ứ đọng…

Triệu chứng

chuot-rut-khi-mang-thai-nhung-thang-cuoi-ke-dau-so-gay-mat-ngu-o-ba-bau

Thông thường, chứng tê tay chân khởi phát khá nhẹ nhàng. Đó là cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, chân, giống như bị châm chích, kiến bò bên trong. Trường hợp nặng hơn, có thể kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, cổ tay, vùng thắt lưng, đùi, mông…

Với bà bầu, thông thường tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường không cần phải điều trị. Bà bầu chỉ cần lưu tâm và đi khám trong trường hợp bị tê kèm theo các triệu chứng lơ mơ dù trong giây lát, không nhấc nổi cánh tay, càng tê hơn khi đi bộ hay các dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt, co cơ... bởi nó rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, thiếu chất.

Biện pháp khắc phục khi bà bầu bị tê tay

Hầu hết bà bầu thường bị tê tay vào buổi đêm. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy thay đổi tư thế nằm. Điều này sẽ giúp giảm phần nào sự khó chịu do chứng nghẽn rãnh cổ tay gây ra.

Khi ngủ không nên gối đầu lên tay, nếu bị đau trong lúc ngủ, hay dơ tay lên vẩy một chút để giảm cảm giác tê.

Thường xuyên vận động, xoa bóp các ngón tay hàng ngày cũng làm giảm bớt triệu chứng tê đau. Bạn cũng nên tránh làm những công việc khiến hoạt động bàn tay lặp đi lặp lại, bởi chúng sẽ khiến chứng tê nhức tay nặng hơn.

Khi ngồi hãy đặt tay lên một vị trí cao hơn, chẳng hạn gác tay lên cạnh ghế sofa khi xem phim.

Chườm lạnh cũng là một cách hiệu quả để giảm sưng và đau khi bà bầu bị tê tay. Bạn không nên chườm nóng nhé, bởi nó sẽ khiến tình trạng sưng nề tăng thêm.

Ngâm tay vào chậu nước có pha vài giọt tinh dầu lavender hoặc hoa cúc cũng giúp giảm chứng tê nhức tay cho bà bầu.

Chế độ ăn uống: Bà bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân tay. Uống nhiều nước và dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc chúng có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch.

Nếu cơn đau tay quá nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau, hoặc tư vấn những cách luyện tập hiệu quả.

Hầu hết hội chứng nghẽn rãnh cổ tay khiến bà bầu bị tê tay sẽ tự biến mất sau khi sinh, giống như chứng phù nề. Dù vậy một số ít trường hợp có thể vẫn bị đau sau khi em bé chào đời. Khi đó, bạn sẽ được làm một tiểu phẫu đơn giản để làm giảm áp lực cho các dây thần kinh ở cổ tay.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đi khám nếu đau và tê liên tục, kéo dài trong lúc ngủ hay cả ngày. Không uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ sẽ cho bạn mang một thanh nẹp cổ tay, một phương pháp điều trị hiệu quả được chứng minh là hữu ích với nhiều trường hợp bị hội chứng nghẽn rãnh cổ tay.

Ngoài ra, bạn có thể được khuyên là nên uống vitamin B6 hằng ngày. Điều này chỉ có ích khi cơ thể bạn thiếu loại vitamin này. Nếu bạn uống vitamin dành cho bà bầu, ăn uống hợp lý, đa dạng, khoa học thì nhu cầu vitamin của cơ thể đã được luôn được cung cấp đủ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn