Ngâm chân nước nóng cho dễ ngủ, người phụ nữ 46 tuổi tử vong và lời báo động sai lầm nhiều người mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Bà Ninh bị mất ngủ do thời tiết quá lạnh nên quyết định thử phương pháp ngâm chân vào nước nóng. Theo nhiều nguồn thông tin, việc ngâm chân giúp giấc ngủ sâu hơn vì bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt vị và dây thần kinh quan trọng của cơ thể, khi ngâm chân sẽ giúp khí huyết lưu thông, làm ấm cơ thể.

Điều không may đã xảy ra, vừa ngâm chân được khoảng 5 phút, bà bị ngất xỉu và ngã xuống nền nhà. Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng bà Ninh vẫn không qua khỏi.

Theo chẩn đoán của bác sĩ, bà Ninh tử vong do phình và vỡ mạch máu não, nguyên nhân đến từ hành động ngâm chân ngay trước đó. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao ngâm chân được coi là phương pháp tốt cho sức khỏe lại gây hậu quả như vậy?

ngam-chan-0921 (1)

Để giải thích điều này bác sĩ cho biết, tuổi tác càng cao các thành mạch máu càng yếu. Khi thời tiết và cơ thể đang lạnh, đột nhiên nhúng chân vào nước nóng khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốc nhiệt, máu lưu thông nhanh hơn, các mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến phình và vỡ.

3-1

Không chỉ ngâm chân trong nước nóng, bác sĩ cũng khuyến cáo trong mùa đông bạn nên cẩn thận với những hành động gây thay đổi nhiệt độ bất ngờ như: tắm nước nóng, gội đầu, xông hơi,...

Một số lưu ý khi ngâm chân

ad-ngam-chan-1485242846734-0-25-628-1036-crop-1485242855128

– Thời gian ngâm chân không nên quá lâu, (thường là không nên quá 30 phút), đặc biệt đối với người cao tuổi, nhiệt độ nước vừa phải, không nên quá nóng, những người mắc bệnh tiểu đường ít nhạy cảm với độ nóng nên càng cần phải để ý tránh bị bỏng nước.

Khi ngâm chân máu sẽ lưu thông tới chi, não sẽ không đủ máu cung cấp cho cơ thể. Những người bị bệnh tim người già nếu cảm thấy tức ngực, chóng mặt, nên tạm thời dừng ngâm và nghỉ ngơi. Bệnh nhân tiểu đường, khả năng cảm giác ngoại vi kém, nên nhờ người nhà kiểm tra độ nóng của nước ngâm tránh bị bỏng. Thời gian ngâm chân nên hạn chế từ khoảng 20-30 phút, duy trì độ nóng của nước ở khoảng 38 – 40 độ C.

– Sau khi ăn cơm không nên ngâm chân ngay lập tức, bởi vì sau khi ăn cơm, phần lớn máu trong cơ thể đã đổ dồn về hệ thống tiêu hóa. Nếu lúc này lập tức ngâm chân bằng nước nóng, sẽ khiến máu vốn chảy vào hệ thống tiêu hóa lại chuyển sang chạy xuống hai chân, về lâu dài sẽ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất và dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.. Thời gian tốt nhất để ngâm chân là sau khi ăn cơm khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

– Mặc dù ngâm chân có tác dụng chữa trị chứng đau bụng khi hành kinh nhưng các vấn đề xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khá phức tạp, cho nên cần phải thận trọng khi áp dụng phương pháp ngâm chân bằng một số nguyên liệu thuốc. Trường hợp ngâm chân để làm giảm đau bụng kinh, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ trước, rồi ngâm chân bằng nước thuốc căn cứ vào tình hình sức khỏe của mình. Phụ nữ có thai cần phải thận trọng khi ngâm chân bằng nước thuốc.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn