Nên làm gì khi bị bệnh nhiễm độc thai nghén?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh nhiễm độc thai nghén thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị nhiễm độc thai nghén

Nếu sản phụ lên cơn giật cần xử trí như sau:

Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. Nếu mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, nếu không có morphin có thể thay thế bằng các thuốc như bacbituric, seduxen và nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản.

Chú ý: Những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ.

Nhiễm độc thai nghén không được điều trị theo dõi có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Những thai phụ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thứ 30 mà huyết áp tối đa tăng thêm 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng thêm 15mmHg so với trước khi có thai và những thai phụ có huyết áp trên 140/90mmHg thì phải được theo dõi và điều trị ngay để phòng tránh sản giật.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh nhiễm độc thai nghén

Mục đích của điều trị là giúp thai phụ ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng và xem xét đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung, hạn chế thai nhi phát triển kém, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản.

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

- Đối với trường hợp nhiễm độc thai  nghén nhẹ: Nghỉ ngơi, ăn nhẹ và chia nhỏ bữa trong ngày. Có thể dùng thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Đối với nhiễm độc thai nghén nặng 3 tháng đầu: Bù dịch, nâng cao thể trạng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

- Chế độ ăn hạn chế muối đề phòng tiền sản giật và sản giật.

- Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1lít.

- Chế độ ngỉ ngơi: Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.

- Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Theo dõi Protein niệu.

Phòng ngừa bệnh Nhiễm độc thai nghén

Nguyên nhân bệnh nhiễm độc thai nghén chưa rõ nên chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Cần điều trị các bệnh liên quan như bệnh cao huyết áp, bệnh thận trước khi có thai.

Khi có thai, thai phụ cần đăng ký khám thai theo định kỳ ở phòng khám chuyên khoa để có thể phát hiện sớm những bất thường của thai nghén, điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh nhiễm độc thai nghén.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn