Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh bụi phổi bông

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh bụi phổi bông.

Khái niệm về bệnh bụi phổi bông

Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường bị đau tức ngực vào ngày lao động đầu tiên, ngày hôm sau hết hẳn. Khi bệnh trong giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng này xuất hiện vào các ngày trong tuần, ngay cả khi chuyển nghề không tiếp xúc với bụi nữa. Ở giai đoạn muộn, bệnh có triệu chứng giống bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế nang không do nghề nghiệp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phổi bụi bông?

Phương pháp điều trị chính cho bệnh này là hạn chế tiếp xúc với bụi có hại. Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản, giúp mở đường dẫn không khí.

76.cach-phong-ngua-benh-bui-phoi-bong-phunutoday.vn

Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít giúp giảm tình trạng viêm ở phổi. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra nhiễm nấm ở miệng và cổ họng. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm nấm bằng cách súc miệng sau khi hít thuốc.

Nếu nồng độ oxy trong máu không đủ cao, bạn có thể cần bổ sung oxy. Đối với bệnh phổi bụi bông mạn tính, bác sĩ sẽ cung cấp một máy phun sương hay máy điều trị hô hấp khác. Tập thở và hoạt động thể chất cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện các triệu chứng. Mặc dù các triệu chứng có thể giảm vào cuối tuần làm việc nhưng phổi vẫn không ngừng bị thương tổn, vì tiếp xúc với bông, sợi gai dầu và bụi lanh trong thời gian dài có thể gây ra những thiệt hại không thể chữa trị được, do đó, bạn nên xem xét chuyển đến một công việc khác.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh bụi phổi bông

  • Phòng và chống bụi

- Biện pháp có hiệu quả nhất là thay các sợi bông, gai và đay… bằng các sợi tổng hợp, nhưng biện pháp này không thực tế.

- Phải có hệ thống thông gió hút bụi, lọc bụi.

- Cần phải giám sát môi trường lao động bằng cách đo trọng lượng bụi để phát hiện các quy trình công nghệ có nguy cơ gây bệnh và để duy trì biện pháp chống bụi.

  • Biện pháp y tế

- Tổ chức khám nhằm loại trừ các quy trình sản xuất nhiều bụi bông ở những người với mọi lứa tuổi mắc bệnh phổi mãn tính không đặc hiệu, lao phổi, hen dị ứng hay bất kỳ một bệnh phổi nào khác có thể gây biến đổi chức năng hô hấp. Khi khám tuyển, phải chụp Xquang, phải đo chức nãng hô hấp, chú ý đo thể tích thở ra tối đa/giây. Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào nặng, những người có thể tích thở ra tối đa/giây giảm dướì 60%, không được làm nghề tiếp xúc bụi bông.

- Tổ chức khám định kỳ hàng năm.

  • Biện pháp cá nhân

- Công nhân cần phải được trang bị và sử dụng khẩu trang.

- Ngoài ra, đối với nơi nào có nồng độ bụi quá cao mà buộc phải tiếp xúc thì nên tổ chức để công nhân làm việc từng giai đoạn ngắn ở đó.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn