Các bệnh trẻ sơ sinh thường mắc phải trong mùa hè cha mẹ cần chú ý

( PHUNUTODAY ) - Vô vàn những bệnh trẻ sơ sinh thường mắc phải trong mùa hè như thủy đậu, sốt siêu vi, tiêu chảy... mẹ cần biết dấu hiệu và cách khắc phục để có cách xử trí tốt nhất.

Không khí nóng bức, ngột ngạt khi thời tiết chuyển sang hè dễ khiến các bé gặp những căn bệnh theo mùa như: Rôm sảy, thủy đậu, tiêu chảy, sốt siêu vi. Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ và luôn trong tư thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Các bệnh trẻ thường mắc phải trong mùa hè

Rôm sảy, lang ben, nấm tay chân, ghẻ lở, viêm nang lông… là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ vào mùa hè. Khi thời tiết nắng nóng, các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể bé tăng cường thải nhiệt khiến bé dễ mắc bệnh hơn. Nếu mẹ không chú ý vệ sinh cơ thể bé, đặc biệt là những vùng kín như: Bẹn, nách cổ (vùng dưới cằm), khe mông... bé có thể bị nổi mụn ngứa, rôm sảy và các bệnh da liễu khác.

b

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh trong mùa hè :

Nguyên nhân :

Do thời tiết nóng lực , gây đau họng , sổ mũi đó là triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày . Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ .

Cách phòng tránh :

Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh tắm cho trẻ sơ sinh và cách trẻ hàng ngày vệ sinh sạch sẽ cho trẻ . Bởi đến hiện tại vẫn chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên các biện pháp phòng ngừa . Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị cho trẻ .

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy được xem là một trong các bệnh thường gặp nhất ở trẻ em khi vào hè.

c

Để hạn chế tiêu chảy, mẹ nên cho bé ăn uống hợp vệ sinh, không nên ăn ngoài hàng quán. Nên rửa tay trước khi ăn, uống nước sạch và tắm bằng nước sạch cho trẻ. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho trẻ bú đủ lượng sữa trong ngày.

Bệnh sốt xuất huyến ở trẻ trong mùa hè :

Nguyên nhân : do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra.

 Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy. Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.  Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên. Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).  Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Cách phòng tránh:  Bạn thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ .  Khi ngủ bạn mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào  và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên .  Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra . hoặc bạn cũng có thể gọi dịch vụ y tế tại nhà đến kiểm tra có thể được truyền nước tại nhà nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau. xem tình trạng của bé như thế nào .

Sốt siêu vi

Trẻ bị sốt siêu vi hay sốt vi rút thường có dấu hiệu sốt cao, đau mỏi người, đau đầu và có một số triệu chứng của viêm đường hô hấp như: Ho, sổ mũi, hắt hơi. Trẻ còn có hiện tượng sốt phát ban, sốt nổi hạch trong những ngày phát bệnh tiếp theo.

a

Mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ nếu liên tục sốt cao, thường xuyên bù nước điện giải và cho bé ăn đủ chất, vệ sinh cẩn thận mũi – họng để tránh bội nhiễm.

Bệnh viên màng não ở trẻ

Nguyên nhân: Do thời tiết nóng lực gây nên và do trẻ mắc bệnh chân tay miệng biến chứng thành bệnh viên màng não ở trẻ .

Cách phòng tránh: Mẹ cần vệ sinh như tắm cho bé và chăm sóc bé thật tốt . Tránh tình trạng trẻ mắc bệnh chân tay miêng . Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viên màng não hay mang trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị .

Bệnh thủy đậu

Cách tốt nhất để phòng tránh thủy đậu cho bé khi mùa hè đến là tiêm đủ 2 mũi vắc xin - Ảnh minh họa: Internet

Căn bệnh "đến hẹn lại lên" này thường bắt đầu vào mùa từ tháng 4 đến tháng 6. Bệnh thủy đậu do vi rút varicella zoster gây ra, lây qua đường hô hấp. Theo các bác sĩ Nhi, cách tốt nhất để phòng tránh thủy đậu cho bé là tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu. Nếu vô tình tiếp xúc với người mang mầm bệnh, cha mẹ nên đưa bé đi chích ngừa trong vòng 72 giờ.

Lời khuyên phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Theo các bác sĩ, thời điểm xuân hè trẻ có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Các bậc phụ huynh cần thực hiện nhiều biện pháp phòng chống và tăng cường sức đề kháng cho trẻ như:

- Quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé với các tiêu chí: Ăn sạch, uống sạch, không cho trẻ uống nước lã, ăn quả xanh chưa rửa sạch.

- Không để trẻ chơi đùa dưới trời nắng gắt, nhất là vào buổi trưa hoặc xế chiều.

- Nên mắc màn cho trẻ khi ngủ kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt. Không nên để quạt quay trực tiếp về phía bé khi ngủ. Không để nhiệt độ điều hòa thấp và cũng không nên cho trẻ nằm ngủ hoặc chơi dưới làn gió của máy điều hòa.

- Trẻ hoạt động ra nhiều mồ hôi mẹ cần lau khô và thay quần áo cho trẻ, không để con bị nhiễm lạnh. Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.

- Hạn chế sự phát triển của muỗi, người lớn cần tăng cường diệt muỗi, diệt loăng quăng tại nơi ở.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

- Tuyệt đối cấm trẻ tắm sông, ao, hồ nếu không có sự giám sát của người lớn.

- Cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn