Ngón tay sưng to, cô gái "ngã quỵ" khi biết bị K phổi: BS cảnh báo thấy dấu hiệu sau nên đi khám ngay

( PHUNUTODAY ) - Ngoài dấu hiệu ngón tay ngón chân sưng đau, còn có những dấu hiệu cảnh báo của ung thư phổi như ho kéo dài, ho ra máu, mệt mỏi, đau, co thắt ngực khi thở hoặc ho, giảm cân bất thường...

Ngón tay sưng to, cô gái trẻ ngỡ ngàng khi biết bị K phổi: 

Cô Giang (ở Long Cương, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc) thấy 10 ngón tay sưng lên, chân cũng có cảm giác đau nhức.

Nghĩ rằng đây là triệu chứng của viêm khớp, không có gì nghiêm trọng nên cô Giang chỉ uống thuốc giảm đau. Sau khi uống thuốc, tình trạng cũng thuyên giảm nhưng thi thoảng tái lại và cô Giang vẫn không để ý đến vấn đề này.

Tuy nhiên sau đó, trong một cuộc gặp với bác sĩ, bác sĩ để ý thấy các đầu ngón tay của cô sưng lên, đây là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương, nên đã khuyên cô đến bệnh viện kiểm tra.

ungtu

Tại Bệnh viện Thâm Quyến (thuộc Bệnh viện Ung bướu, Học viện Khoa học Trung Quốc), cô được bác sĩ Vương Triết - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực, tiếp nhận.

Không ngờ, qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một khối u khoảng 4 cm trong phổi cô gái trẻ. Làm thêm xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư phổi giai đoạn giữa, phải phẫu thuật ngay, nếu kéo dài thêm thì tế bào ung thư có khả năng lây lan và di căn, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Vương cho biết, khi bị ung thư phổi, một số khớp có thể bị thay đổi, hầu hết mọi người đều nghĩ đó là biểu hiện của viêm khớp. Tuy nhiên cơn đau do viêm khớp gây ra thường liên tục, còn cơn đau do ung thư phổi có thể giảm bớt hoặc biến mất, điều này cần được phân biệt rõ ràng.

Ngoài dấu hiệu ngón tay ngón chân sưng đau, chúng ta nên chú ý tới những cảnh báo của ung thư phổi như ho kéo dài, ho ra máu, mệt mỏi, thiếu năng lượng thường xuyên, đau, co thắt ngực khi thở hoặc ho, biếng ăn, giảm cân bất thường, đau ngực và vai dai dẳng… Nếu có các biểu hiện trên mọi người không nên tự mua thuốc uống mà hãy đến bệnh viện kiểm tra chi tiết để được chẩn đoán và điều trị sớm.

20190328_023439_150787_trieu-chung-ung-thu-p.max-800x800

Cách làm sạch phổi:

Xông hơi

Liệu pháp xông hơi là cách hít hơi nước nóng để mở đường thở và giúp phổi đẩy được các chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Những người bị bệnh phổi có thể nhận thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông, khi không khí bắt đầu khô và lạnh. Việc này sẽ làm khô màng nhầy trong đường thở và hạn chế lưu lượng máu.

Khi xông hơi, hơi nước sẽ làm tăng độ ấm và độ ẩm cho không khí, có thể cải thiện hô hấp và giúp làm lỏng chất nhầy bên trong đường thở và phổi. Hít hơi nước ấm có thể giúp giảm đau tức thì và giúp mọi người thở dễ dàng hơn.

Uống trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc.

Một nghiên cứu gần đây liên quan đến hơn 1.000 người trưởng thành ở Hàn Quốc cho biết, những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn những người không uống.

Thêm các thực phẩm chống viêm vào thực đơn

Đường hô hấp bị viêm có thể gây khó thở, tức ngực. Ăn thực phẩm chống viêm có thể làm giảm viêm, từ đó giảm các triệu chứng này.

Thực phẩm giúp kháng viêm có thể kể đến bao gồm: tỏi, nghệ, rau lá xanh, quả anh đào, việt quất, oliu, óc chó, đậu lăng…

Rau họ cải chứa các chất oxi hóa giúp cơ thể loại bỏ các độc tố. Bông cải xanh, súp lơ,và bắp cải là một vài lựa chọn phổ biến cho người muốn giữ phổi khỏe mạnh.

Hàm lượng allicin cao trong tỏi làm giảm viêm và chống nhiễm trùng. Nó phá bỏ các tế bào gốctự do và có thể giúp cải thiện bệnh hen suyễn.

Gừng là gia vị tăng cường sức khỏe. Chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi-nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác bao gồm đột quỵ và bệnh tim.

Tập thể dục buộc các cơ phải làm việc nhiều hơn, điều này làm tăng nhịp thở, cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Nó cũng cải thiện lưu thông máu, giúp cho cơ thể đào thải được carbon dioxide dư thừa.

Bên cạnh những mẹo trên, chúng ta cũng có những cách khác để cải thiện sức khỏe của phổi như: hạn chế hút thuốc, uống nhiều nước hay tập thở mỗi ngày. Nếu một người có chức năng phổi kém, chẳng hạn như khó thở, ho dai dẳng lâu ngày, đau khi thở… thì nên liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời nhất.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link