10 điều tiếc nuối tổng kết từ 1000 người trước khi chết, hãy đọc ngay khi có thể

( PHUNUTODAY ) - Con người thường không có định hướng, không nhìn rõ mình để rồi đến khi gần đất xa trời mới cảm thấy đầy tiếc nuối.

Không làm việc mình yêu thích

"Cuộc đời này quá ngắn ngủi!" – Đó chính là lời cảm thán mà người ta hay nói nhất vào những phút cuối cùng của đời mình.

Trên đường đời có rất nhiều ngã rẽ, mà cuộc sống lại quá ngắn ngủ. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm lối đi cho riêng mình, cũng đừng vì quan điểm của người khác mà ép bản thân phải đi lại con đường của họ.

Muốn yêu ai, hãy lấy hết can đảm theo đuổi người đó; muốn học chuyên ngành gì, đừng ngần ngại viết tên ngành đó lên giấy đăng ký nguyện vọng; muốn đi tới một chân trời mới, đừng lo sợ trước những rào cản về địa lý, văn hóa, kinh tế…

Cuộc đời giống như một chuyến du dành, bạn đã và đang tham gia vào chuyến hành trình ấy, không đi tới tận cùng chẳng phải là điều rất đáng tiếc hay sao?

thang-9-mua-tuon-cho-noi-buon-khac-khoai

"Ước chi tôi có đủ can đảm để sống một cuộc đời đúng nghĩa là của mình chứ không phải là cuộc đời mà mọi người mong muốn cho tôi".

Lý giải về điều này, tác giả viết: "Đây là điều hối tiếc nhất của tất mọi người. Khi mà con người ta nhận ra rằng cuộc đời mình sắp kết thúc và nhìn lại rõ ràng mọi thứ đã qua. Thật dễ dàng nhận ra cả một nửa những ước mơ ấy vẫn chưa thực hiện được cho đến khi phải nhắm mắt xuôi tay cho dù bản thân họ đã lựa chọn như thế. Sức khỏe mang lại sự tự do nhưng chỉ có ít người nhận ra cho tới khi nó mất đi".

Cả đời cắn rứt vì sai lầm

Suy cho cùng, con người cũng không phải thánh nhân, liệu có ai chưa từng làm điều lầm lỗi. Bởi vậy, nào có ai từng sống cả đời mà chưa từng phạm phải một sai lầm nào.

Dẫu có là đệ tử nhà Phật, luôn mang trong mình tâm niệm không sát sinh, nhưng đi trên đường cũng khó tránh được việc giẫm phải một con kiến.

Nếu vì sinh tồn mà làm "việc xấu", hơn nữa việc đó chưa tổn hại tới nguyên tắc làm người thì lỗi lầm ấy ít nhiều có thể tha thứ, thông cảm.

Vì vậy, thay vì sống trong mặc cảm tội lỗi mỗi khi hành động sai trái, chi bằng tìm cách chuộc lỗi, thành khẩn thay đổi bản thân để không tái phạm, sau đó tiếp tục hướng về một tương lai tương sáng, đó chẳng phải là điều tốt hay sao?

"Tôi ước gì mình đã không làm việc quá cật lực":

"Đây là điều được thổ lộ từ những nam bệnh nhân mà tôi đã từng chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái cũng như mối tương quan vợ chồng. Mặc dù các nữ bệnh nhân cũng nói về điều này nhưng hầu hết họ thuộc thế hệ cũ, thời mà phụ nữ không phải là người trụ cột gia đình. Trong khi đó tất cả những nam bệnh nhân mà tôi chăm sóc đều giãi bày sự hối hận sâu sắc vì đã bị cuốn vào vòng xoáy công việc để mưu sinh".

emotion-31

Chưa tận tâm tận lực giúp đỡ người khác

Sự vô tâm bắt nguồn từ sự lạnh lùng cố hữu trong tâm can hoặc tâm lý sợ hãi đang tồn tại trong không ít người. Vì thế, họ thậm chí "không dám" làm người lương thiện.

Kỳ thực, người lương thiện ngay cả lúc bị thiệt cũng rất ít khi cảm thấy hối hận. Bởi việc sống và hành động đúng với lòng mình mang lại cho họ sự thanh thản, an tâm. Đó cũng là "món quà" mà sự lương thiện trả ơn cho những con người ấy.

Không phải cứ vô tâm, tìm cách lánh đời là sẽ có được bình yên. Sự an yên thực sự chỉ tồn tại khi bạn làm đúng với lương tâm, khi con tim và hành động của bạn trở thành "người lương thiện".

"Tôi ước gì đủ can đảm để bày tỏ cảm xúc của mình":

"Nhiều người luôn kìm nén cảm xúc của mình chỉ vì muốn 'dĩ hoà vi quý' với mọi người. Hệ quả là họ phải sống một cuộc sống tầm thường và không trở thành người như họ thực sự mong muốn. Nhiều người vì thế mà bị ức chế, phẫn uất dẫn đến bệnh tật".

Dành hầu hết thời gian cho công việc

Không biết từ bao giờ, tiền tài, của cải, danh vọng, sự nghiệp đã trở thành guồng quay chi phối cuộc sống của chúng ta, thậm chí còn biến thành những "thước đo" của thành công, hạnh phúc.

Bởi vậy, có không ít người đang "đốt" thanh xuân của mình bằng cách vùi đầu vào công việc. Vì đổ dồn quá nhiều thời gian vào công việc, họ thậm chí không thể yên ổn ăn một bữa cơm ngon, không thể thanh thản đi một chuyến nghỉ dưỡng, càng không thể chăm lo tốt cho bản thân, gia đình.

Đường đời vốn đã ngắn ngủi, nếu cứ sống vội, sống gấp, sống vì vật chất, vậy đó có thực sự là "cuộc sống" hay chỉ là những "cuộc đua" vô nghĩa?

Hãy bớt chút thời gian để lắng lại, nhìn ngắm thiên nhiên, cảm nhận sự thay đổi của thời tiết, lắng nghe tiếng gọi của nghệ thuật, học cách yêu chính bản thân mình. Đó mà là những việc bạn nên làm khi thanh xuân còn đang tươi thắm.

"Giá như tôi ước vẫn giữ được liên lạc với bạn bè của mình":

Theo Bronnie, thông thường người ta không nhận ra tầm quan trọng và giá trị thực sự của những người bạn cũ cho đến thời điểm vài tuần lễ trước khi chết, song lúc đó thì họ không thể tìm lại được nữa. "Nhiều người đã quá mải mê vun vén cho cuộc sống riêng của mình mà quên đi mối dây giao kết với bạn bè. Cũng có nhiều người hối hận sâu sắc vì đã không dành thêm thời gian và những nỗ lực đáng có cho bạn bè. Tất cả họ đều nhớ đến bạn bè khi sắp lìa đời", tác giả cuốn sách viết.

Chưa kịp về thăm quê

Quê hương là nơi "chôn rau cắt rốn" mà cả đời ta cũng không thể quên. Trong tâm trí của mỗi con người, chốn quê nhà chính là nơi an bình nhất để dừng chân trong thế giới đầy bão tố này.Có không ít người vẫn thường tự nhủ "khi về hưu nhất định sẽ về quê".

Nhưng năm tháng trôi qua, bản thân họ bị ràng buộc bởi quá nhiều điều, khát vọng đơn giản ấy hoặc là bị lãng quên, hoặc là không thể thực hiện được, để rồi sau đó, cuộc hồi hương của họ lại chỉ là sự "trùng phùng" của một hũ tro tàn với tấc đất quê nhà.

Vì vậy, bất kể bạn là ai, bất kể bạn đi xa tới đâu, nếu còn có thể, hãy cố gắng về thăm quê mình. Mỗi năm ít nhất một lần, bạn nên để cho bản thân được nghe lại tiếng quê, ăn những đặc sản quê nhà.

Mảnh đất thân thương ấy là nơi bạn không thể dứt bỏ, cũng là nơi linh hồn bạn thuộc về.

"Ước gì tôi đã để bản thân mình được sống hạnh phúc hơn":

"Đây là nỗi hối tiếc phổ biến. Thật ngạc nhiên bởi nhiều người đã không nhận ra điều này rằng, cuối cùng hạnh phúc là một sự lựa chọn. Họ bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu và thói quen cũ, nó tạo cho họ cảm giác 'thoải mái' giả tạo. Nỗi sợ hãi phải thay đổi bản thân khiến họ phải sống giả vờ với người khác cũng như với chính bản thân họ".

"Vậy còn bạn, điều mà bạn hối tiếc nhất cho đến nay là gì? những gì bạn sẽ cố gắng đạt được hoặc thay đổi trước khi từ giã cõi đời?", câu hỏi ấy tiếp tục đặt ra cho mỗi người chúng ta.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn