Huyết trắng bệnh lý: Chuyên gia tiết lộ dấu hiệu nhận biết theo từng nguyên nhân

( PHUNUTODAY ) - Để đảm bảo sức khỏe, các chị em nên biết những dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh huyết trắng sau đây.

Huyết trắng là chất dịch lỏng hoặc hơi sệt chảy ra từ âm đạo có vai trò giữ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sinh sống và hạn chế sự phát triển của những tác nhân gây hại. Ngoài ra, huyết trắng còn được xem làm "tấm gương" phản chiếu sức khỏe của chị em vô cùng chính xác.

Trong điều kiện bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo cùng với các chất nhầy do các tuyến ở môi lớn, môi bé, tiền đình, ở tử cung, niệu đạo, bàng quang,… tiết ra, trộn lẫn với tế bào biểu mô ở tử cung và âm đạo bong ra; cùng với một ít bạch huyết, tế bào tự do, tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa giống như lòng trắng trứng gà, thường dai, có mùi hơi tanh,… gọi là huyết trắng sinh lý.

Theo các chuyên gia, thông qua huyết trắng, chị em có thể sớm phát hiện một số căn bệnh phụ khoa để kịp thời thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phát hiện bệnh rất muộn vì không nhận biết được đâu là biểu hiện của huyết trắng bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết huyết trắng bệnh lý cần phải ghi nhớ

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thông thường có hai loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Trong đó, huyết trắng sinh lý là chất nhầy màu trắng như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh. Đặc biệt vào thời kỳ rụng trứng và mang thai, lượng huyết trắng sẽ tiết nhiều hơn nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh.

Tuy nhiên, nếu huyết trắng không chỉ ra nhiều mà còn có những thay đổi màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu... bạn cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Bùi Thị Phương Loan - Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những biểu hiện của huyết trắng bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường có 5 nguyên nhân gây ra huyết trắng bệnh lý và ở mỗi trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau.

Bác sĩ Loan chia sẻ, phụ nữ cần chú ý những thay đổi bất thường sau đây của huyết trắng từ đó sẽ giúp sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nhiễm khuẩn âm đạo: Thông thường huyết trắng sẽ có màu xám đậm hoặc nhạt, kèm với mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu.

Do Trichomonas: Huyết trắng thường có màu vàng xanh, mùi hôi nồng và kèm theo các triệu chứng khó chịu, đau rát khi "yêu", đi tiểu, hoặc ngứa.

lam-gi-khi-huyet-trang-co-mui-1-1517280441-698-width700height528

Vi khuẩn lậu: Trong trường hợp này, có khoảng gần nửa phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Song vẫn có một số ít người bệnh xuất hiện cảm giác nóng rát âm đạo, sưng đỏ, đi tiểu nhiều lần.

Do Chlamydia: Thường không gây triệu chứng, hoặc có thể có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo.

Nhiễm nấm âm đạo: Huyết trắng có màu trắng, dạng vón cục như váng sữa, thường không có mùi hoặc có mùi chua. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác ngứa nhiều, rát âm đạo, gây đau đớn khi làm "chuyện ấy" hay đi tiểu.

Bác sĩ Loan cũng khuyến cáo, trong những nguyên nhân trên, nhiễm Trichomonas, lậu và Chlamydia là những bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm. Nếu không sớm điều trị, phụ nữ sẽ bị viêm nhiễm vùng châụ thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn về sau.

Làm thế nào để phòng tránh huyết trắng bệnh lý?

Huyết trắng bệnh lý là thường gặp, chị em nào cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, nếu bản thân mỗi người tự ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi có thể ngăn ngừa được hiện tượng này một cách dễ dàng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà chị em cần lưu ý:

Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, tuyệt đối không được lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ khi không cần thiết.

Giữ vùng kín sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt và trước – sau khi quan hệ.

Tránh thụt rửa âm đạo một cách tùy tiện bởi âm đạo có cơ chế tự làm sạch.

Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.

Mặc đồ lót sạch, có chất liệu thấm hút tốt và năng thay chúng 2-3 lần mỗi ngày.

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh,…

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn