Nên làm gì khi bị bệnh thương hàn?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh thương hàn thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Những biểu hiện của bệnh thương hàn

Do nhiều nguyên nhân như nhiễm độc tố, bội nhiễm vi khuẩn khác, tai biến do kháng sinh mà bệnh thương hàn có những biến chứng nguy hiểm khác nhau.

- Xuất huyết tiêu hóa: gặp khoảng 15%, tùy mức độ mất máu mà có các biểu hiện khác nhau như vã mồ hôi, da xanh niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.

- Thủng ruột: gặp khoảng 1 – 3%.

- Bệnh nhân còn bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố thương hàn gây ra.

- Nhiễm độc cơ tim, gây viêm cơ tim, trụy tim mạch. Nếu độc tố nhiễm vào não thất gây triệu chứng mạch nhiệt phân ly, viêm túi mật, viêm gan; viêm não màng não, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.

Vậy khi phát hiện ra mình có biểu hiện của bệnh thương hàn thì các bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị cho phù hợp

Hướng dẫn cách xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc và theo dõi người bệnh thương hàn

Tùy vào tình trạng, diễn biến lâm sàng của mỗi người bệnh để xác định vấn đề ưu tiên cần theo dõi và chăm sóc.

Chăm sóc, hạ nhiệt độ cho người bệnh

Mục tiêu: duy trì nhiệt độ ở mức độ ổn định, tránh tai biến co giật, mất nước, điện giải.

Chăm sóc

14.nen-lam-gi-khi-bi-thuong-han-phunutoday.vn
 

Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở theo giờ, tùy từng tình trạng của mỗi người bệnh.

Hạ sốt bằng cách chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm. Sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38,5° – 39° c theo chỉ định.

Khuyên người bệnh uống nhiều nước.

Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định: lấy máu xét nghiệm, lấy phân, đưa người bệnh đi siêu âm tim, ghi điện tâm đồ, chụp X-quang.

Theo dõi

Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở theo giờ tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh. Đặc biệt theo dõi sau sử dụng thuốc hạ nhiệt độ mồi 4-6 giờ/lần.

Theo dõi tính chất của ccm sốt (mạch, nhiệt độ phân ly, sốt cao nguyên).

Ðiều trị bệnh thương hàn

- Phương pháp diệt vi khuẩn thương hàn chủ yếu bằng các loại thuốc kháng sinh như ampicillin, chloramphenicol, trimethoprim-sulfamethoxazole, amoxicillin, ciprofloxacin. Thời gian dùng kháng sinh cho bệnh nhân thương hàn trung bình là 14 ngày. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ tử vong từ 10 - 30%.

Đối với người già và người ốm lâu ngày thường có tiên lượng xấu. Trái lại, ở trẻ em, bệnh thường nhẹ hơn. Tùy theo tình trạng, tùy theo mức độ và tùy theo điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý.

Chú ý:

- Việc dự phòng bệnh thương hàn cũng rất quan trọng. Đầu tiên, bạn cần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường nơi bạn sinh sống, kiểm soát nước, chất thải, cống rãnh, khử trùng nguồn nước; cách ly và xử lý chất thải của bệnh nhân, kiểm soát chặt chẽ và điều trị người lành mang trùng.

- Trong vùng có nhiều người mắc bệnh hoặc vùng bị lũ lụt, ô nhiễm môi trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B, vôi bột. Ở những nơi bệnh thương hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng vaccin, tùy từng hiệu lực của từng loại vaccin có thể tiêm nhắc lại sau 2-5 năm.

- Thực hiện ăn chín uống sôi. Rửa tay sạch trước khi ăn uống, sau khi lao động, tiếp xúc với đồ vật. Cần xử lý tốt các chất thải của bệnh nhân. Dùng lồng bàn đậy thức ăn khỏi bị ruồi, nhặng làm nhiễm bẩn. Những người lành mang vi khuẩn không được phép làm việc ở các cơ sở dịch vụ ăn uống. Tích cực diệt ruồi, nhặng, gián... 

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn