Bài diễn thuyết gây chấn động nhất thế kỷ 20 của thủ tướng Anh và bài học về khám phá năng lực bản thân

( PHUNUTODAY ) - Từ một người rụt rè, đông cứng trước đám đông mỗi khi thuyết trình trở thành một diễn giả nổi tiếng thế giới, câu chuyện của Churchill – thủ tướng Anh khiến ta phải suy ngẫm.

 Phần đông mọi người đều cho rằng Winston Churchill là một trong những diễn giả có tài hùng biện thiên phú vĩ đại nhất. Tuy nhiên Boris Johnson, Thị trưởng thành phố London đồng thời là tác giả cuốn sách The Churchill Factor, lại không nghĩ vậy. Ông cho rằng Churchill không hẳn bẩm sinh đã có tài diễn thuyết.

Khi lần đầu tiên thuyết trình, Churchill cũng như nhiều người trong chúng ta, ông “đông cứng” trước Viện Thứ Dân và chỉ lắp bắp được vài từ trước khi chở vể chỗ ngồi. Thế nhưng ông không bao giờ để thất bại ấy khiến mình sợ hãi khi phải nói trước đám đông một lần nào nữa. Thay vào đó ông dành nhiều năm để rèn luyện với các bài diễn thuyết. Chau chuốt từng câu văn, thu gọn và tạo nên sức mạnh cho từng lời nói mà mình sử dụng. Kết quả là khi ở tuổi 65 với vai trò là Thủ Tướng, ông đã trở thành một nhà hùng biện bậc thầy.

bpanews_dd56fc9b-11b9-4c5e-a7ca-7d2f823c8146_1

Nếu sự tự tin trước đám đông là điều kiện cần thì việc chăm chỉ luyện tập mới là điều kiện đủ để quyết định xem bạn có một bài thuyết trình thành công hay không. Tổng thống Mỹ Albraham Lincoln cũng từng nói: “Nếu cho tôi sáu tiếng để chặt một cái cây, thì tôi sẽ dành bốn tiếng đầu tiên mài sắc lưỡi rìu.” 

Chuẩn bị kỹ càng và chăm chỉ luyện tập là thói quen của các diễn giả hàng đầu thế giới, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong kinh doanh nữa. Steve Jobs, một trong những doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng trong làng công nghệ, không phải mới vào nghề đã ăn nói lưu loát trước hàng ngàn người. Ông cũng bị hồi hộp và lo lắng như bất kỳ ai.

Năm 1984, Steve Job từng đứng chết trân trên bục phát biểu cùng với những lời ghi chú trên một mảnh giấy mà mình mang theo. Và 23 năm sau đó, iPhone chính thức ra mắt trong sự vỡ òa của công chúng. Steve Job đã hoàn thành xuất sắc bài thuyết trình của mình với sự tự tin và khiếu hài hước mà chắc chắn rằng phải cần rất nhiều công sức ông mới có thể thành thục.

Quay lại với câu chuyện của bản thân chúng ta

Dạo qua những trang web kỹ năng mềm, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều mẹo và phương pháp hướng dẫn bạn giảm bớt căng thẳng và tự tin hơn khi thuyết trình. Nhưng đa số chúng đều không hiệu quả … ít nhất là ngay trong lần đầu tiên áp dụng. Vấn đề không nằm ở phương pháp, mà là nằm ở chính bạn.

Đây là một số phương pháp giúp bạn chuẩn bị tốt trước khi thuyết trình hay làm một sự án nào đó:

Kiểm soát môi trường học

Bạn có bao giờ để ý rằng luôn có một số khoảng thời gian trong ngày bạn học rất vào nhưng cũng có những khoảng thời gian bạn ngồi mãi cũng chẳng ngấm được gì? Cơ thể mỗi người đều có nhịp sinh học riêng, do đó những khoảng thời gian đạt đến đỉnh điểm năng suất cũng khác nhau. Hãy chú ý khung giờ bạn có thể làm việc hiệu quả nhất (có thể là sáng sớm hay nửa đêm) để sắp xếp thời gian học phù hợp.

11212hdhoconline02_8699e

Ghi chép

Hoạt động ghi chép giúp não bộ phân tích và tổng hợp lại những thứ chúng ta đang học. Việc ghi chép cũng giúp não bộ hồi tưởng lại các thông tin đã tiếp nhận, yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học bất cứ thứ gì.

Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau

Một khi đã hiểu rõ phương thức có thể khiến mình học tốt nhất, bạn có thể tăng tốc độ học của bản thân bằng cách áp dụng chúng nhiều hơn.

 Thường xuyên luyện tập não bộ

Não bộ của bạn cũng như cơ thể thôi – luyện tập nhiều mới khỏe và hiệu quả. Hãy học những thứ mới, thậm chí cả những thứ từng rất xa lạ với bạn, đặt ra những thách thức mới cho chính mình hay thậm chí là chơi những game trí tuệ như Elevate, Peak hay Lumosity (đều có sẵn trên iOS và Android) để nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ hay tốc độ tư duy. Càng luyện tập nhiều, não bộ của bạn sẽ càng tiếp thu nhanh hơn.

Dạy lại người khác những gì bạn học được

Khi dạy lại người khác những gì bạn đang học, não bạn có khả năng lưu giữ lại tới 90% những gì bạn vừa tiếp thu, đặc biệt là khi bạn truyền thụ lại cho người khác ngay sau khi tự học.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn